Cơ chế tài chính cho các dự án sản xuất sạch hơn
Thứ tư, 29/06/2011
Với lãi suất cho vay ưu đãi 5,4%/năm, thời hạn cho vay không quá mười năm và mức hỗ trợ cho vay không vượt quá 70% trên tổng mức đầu tư dự án thì các nguồn vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang thật sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhất là hiện nay lãi suất vay ngân hàng thương mại đang cao và có nhiều biến động.
Với lãi suất cho vay ưu đãi 5,4%/năm, thời hạn cho vay không quá mười năm và mức hỗ trợ cho vay không vượt quá 70% trên tổng mức đầu tư dự án thì các nguồn vốn vay từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đang thật sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhất là hiện nay lãi suất vay ngân hàng thương mại đang cao và có nhiều biến động.
Ðây đang được xem là 'cái phao về tài chính' của nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phục vụ các dự án cải thiện môi trường, hướng đến sản xuất sạch hơn.
'Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020' được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7-9-2009 với mục tiêu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nhận thức của các cơ sở sản xuất công nghiệp về lợi ích được mang lại từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn. Theo đó đến năm 2015 sẽ có 25% doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp quan tâm chính là làm sao để có một nguồn tài chính với lãi suất vay hợp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các dự án đầu tư, đổi mới công nghệ và xử lý môi trường của doanh nghiệp mình, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh đang ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Hiện tại, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó các loại hình dự án mà quỹ cho vay tập trung vào các lĩnh vực như: xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp, xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, xử lý ô nhiễm làng nghề, xử lý khói bụi xi-măng và các loại bụi khác, triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng... Trong suốt thời gian hoạt động (từ năm 2002 và chính thức cho vay từ năm 2004), quỹ đã cam kết cho vay hơn 566 tỷ đồng với tổng số 113 dự án trải khắp 33 tỉnh, thành phố trong cả nước, tài trợ số tiền hơn 21 tỷ đồng, ký quỹ phục hồi môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đạt gần 25 tỷ đồng, thu lệ phí bán CERs hơn 31 tỷ đồng. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực xử lý chất thải của các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 45,14%, trong khi các dự án Triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng vẫn còn hạn chế, mới chỉ ở mức 4,26% với 17 dự án.
Trao đổi ý kiến về vấn đề này, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Nguyễn Nam Phương cho biết, hiện thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam còn lạc hậu, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thêm vào đó đầu tư cho công nghệ mới, công nghệ xử lý môi trường đòi hỏi suất đầu tư cao, hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời thấp, đó là lý do dẫn đến chủ doanh nghiệp thường không quan tâm việc thực hiện dự án môi trường, nếu quan tâm thì cũng khó được các ngân hàng và tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay. Cũng theo ông Phương, tất cả các dự án đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, đầu tư thay đổi công nghệ thân thiện môi trường là những đối tượng hoàn toàn có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ với lãi suất thấp (5,4%/năm), ít bị biến động trong thời gian vay và thời gian cho vay dài, đây chính là lợi thế nguồn vốn của quỹ so với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Hiện tại, trong tổng số 113 dự án vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, đã có năm dự án hoàn thành tín dụng và đều cho kết quả tốt cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.
Một trong những kinh nghiệm của các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay của quỹ, Chủ tịch Công ty TNHH Môi trường xanh Ðỗ Thành Vinh cho biết: 'Các doanh nghiệp muốn sử dụng vốn vay từ quỹ thì cần phải tìm hiểu các thông tin về hoạt động của quỹ qua các phương tiện thông tin và trên website của quỹ. Ðặc biệt, doanh nghiệp cũng cần phải xác định được mục đích sử dụng vốn vay của mình có phù hợp các tiêu chí cho vay của quỹ hay không? Tiếp theo, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ hồ sơ và các thủ tục hành chính, pháp lý cần thiết để thiết lập hồ sơ vay vốn bảo đảm đúng yêu cầu và trình tự của quỹ. Hồ sơ phải bảo đảm tính trung thực, các giải pháp về công nghệ sử dụng cho dự án vay vốn phải rõ ràng, các số liệu về tài chính nhất thiết phải minh bạch. Doanh nghiệp phải xác định được khả năng hoàn trả vốn của mình để thiết lập kế hoạch trả nợ và vay hợp lý, bảo đảm hoàn trả vốn theo đúng cam kết với quỹ'.
Ðể tìm hiểu thêm thông tin để tiếp cận nguồn vốn của quỹ, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có thể truy cập vào website: vepf.vn, hy vọng rằng, đây sẽ thật sự là 'cái phao' giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn tài chính nhằm phục vụ cho các dự án hướng đến sản xuất sạch hơn của mình trong thời gian tới.
'Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020' được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 7-9-2009 với mục tiêu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nhận thức của các cơ sở sản xuất công nghiệp về lợi ích được mang lại từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn. Theo đó đến năm 2015 sẽ có 25% doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp quan tâm chính là làm sao để có một nguồn tài chính với lãi suất vay hợp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các dự án đầu tư, đổi mới công nghệ và xử lý môi trường của doanh nghiệp mình, khi mà vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh đang ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Hiện tại, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện chức năng hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó các loại hình dự án mà quỹ cho vay tập trung vào các lĩnh vực như: xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp, xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp, xử lý ô nhiễm làng nghề, xử lý khói bụi xi-măng và các loại bụi khác, triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng... Trong suốt thời gian hoạt động (từ năm 2002 và chính thức cho vay từ năm 2004), quỹ đã cam kết cho vay hơn 566 tỷ đồng với tổng số 113 dự án trải khắp 33 tỉnh, thành phố trong cả nước, tài trợ số tiền hơn 21 tỷ đồng, ký quỹ phục hồi môi trường trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đạt gần 25 tỷ đồng, thu lệ phí bán CERs hơn 31 tỷ đồng. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực xử lý chất thải của các khu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 45,14%, trong khi các dự án Triển khai công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng vẫn còn hạn chế, mới chỉ ở mức 4,26% với 17 dự án.
Trao đổi ý kiến về vấn đề này, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Nguyễn Nam Phương cho biết, hiện thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam còn lạc hậu, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thêm vào đó đầu tư cho công nghệ mới, công nghệ xử lý môi trường đòi hỏi suất đầu tư cao, hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời thấp, đó là lý do dẫn đến chủ doanh nghiệp thường không quan tâm việc thực hiện dự án môi trường, nếu quan tâm thì cũng khó được các ngân hàng và tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay. Cũng theo ông Phương, tất cả các dự án đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, đầu tư thay đổi công nghệ thân thiện môi trường là những đối tượng hoàn toàn có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ với lãi suất thấp (5,4%/năm), ít bị biến động trong thời gian vay và thời gian cho vay dài, đây chính là lợi thế nguồn vốn của quỹ so với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Hiện tại, trong tổng số 113 dự án vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, đã có năm dự án hoàn thành tín dụng và đều cho kết quả tốt cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.
Một trong những kinh nghiệm của các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay của quỹ, Chủ tịch Công ty TNHH Môi trường xanh Ðỗ Thành Vinh cho biết: 'Các doanh nghiệp muốn sử dụng vốn vay từ quỹ thì cần phải tìm hiểu các thông tin về hoạt động của quỹ qua các phương tiện thông tin và trên website của quỹ. Ðặc biệt, doanh nghiệp cũng cần phải xác định được mục đích sử dụng vốn vay của mình có phù hợp các tiêu chí cho vay của quỹ hay không? Tiếp theo, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ hồ sơ và các thủ tục hành chính, pháp lý cần thiết để thiết lập hồ sơ vay vốn bảo đảm đúng yêu cầu và trình tự của quỹ. Hồ sơ phải bảo đảm tính trung thực, các giải pháp về công nghệ sử dụng cho dự án vay vốn phải rõ ràng, các số liệu về tài chính nhất thiết phải minh bạch. Doanh nghiệp phải xác định được khả năng hoàn trả vốn của mình để thiết lập kế hoạch trả nợ và vay hợp lý, bảo đảm hoàn trả vốn theo đúng cam kết với quỹ'.
Ðể tìm hiểu thêm thông tin để tiếp cận nguồn vốn của quỹ, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có thể truy cập vào website: vepf.vn, hy vọng rằng, đây sẽ thật sự là 'cái phao' giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn tài chính nhằm phục vụ cho các dự án hướng đến sản xuất sạch hơn của mình trong thời gian tới.
Bên cạnh Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, hiện nay Việt Nam còn một số tổ
chức quỹ khác hoạt động cho vay đối với các dự án bảo vệ môi trường
như: Quỹ Hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
TP Hồ Chí Minh, Quỹ ủy thác Tín dụng xanh (do Trung tâm Sản xuất sạch
Việt Nam - Trường đại học Bách khoa Hà Nội quản lý), Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội..., tuy nhiên mỗi tổ chức quỹ đều có những đặc thù, tiêu
chí về loại hình, đối tượng, dự án cho vay riêng biệt, do vậy các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế phải tìm hiểu kỹ xem dự án của doanh nghiệp mình
phù hợp tiêu chí của quỹ nào để từ đó tiến hành làm hồ sơ đề nghị vay. |
THU HƯỜNG