[In trang]
Tiêu chuẩn mới để đánh giá và báo cáo các hoạt động tài chính xanh
Thứ sáu, 28/05/2021
Bộ tiêu chuẩn mới của ISO sẽ giúp đánh giá và báo cáo các hoạt động tài chính xanh liên quan đến biến đổi khí hậu.
Bộ tiêu chuẩn mới của ISO sẽ giúp đánh giá và báo cáo các hoạt động tài chính xanh liên quan đến biến đổi khí hậu.
Theo định nghĩa của UNEP 2016, “green finance” hay còn có tên gọi tiếng Việt là tài chính xanh liên quan đến việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các định chế tài chính hướng tới sự phát triển bền vững của các quốc gia. Ngoài ra, Chowdhury và các công sự 2013 còn nêu lên quan điểm về tài chính xanh là những hỗ trợ về tài chính hướng đến sự tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đề tài “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam” 2020, hệ thống tài chính xanh có thể được hiểu là “Hệ thống tài chính cho phép luân chuyển nguồn tài chính tới các hoạt động đầu tư thông qua các trung gian tài chính và thị trường tài chính mà các hoạt động đầu tư đó phải đảm bảo các điều kiện xanh, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững”. Thị trường tài chính xanh tại Việt Nam cũng đã có bước đầu khởi động với hệ thống pháp luật về tài chính xanh đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trương xanh giai đoạn 2014-2020 cùng các Bộ, ngành liên quan ban hành các quyết định, chính sách phát triển về vấn đề này.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14907 bao gồm các nguyên tắc và yêu cầu để đánh giá và báo cáo các hoạt động đầu tư và tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu  
Biến đổi khí hậu đang phụ thuộc vào loài người và chi phí của vấn đề này tốn không hề rẻ. Việc quản lý các tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu không chỉ cần kinh phí mà còn cần nhiều ngân sách hơn để cắt giảm lượng phát khí thải nhà kính (GHG). Người ta ước tính rằng cần phải đầu tư hàng nghìn tỉ đô la nếu chúng ta muốn đáp ứng các mục tiêu về lượng carbon ròng của thế giới.
Tài chính xanh, hoặc đầu tư vào các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu, được coi là câu trả lời cho vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, các đánh giá và báo cáo toàn diện là điều cần thiết để có tác động tích cực đến môi trường và thu hút đầu tư hơn nữa. Điều này cũng ngày càng là một yêu cầu mang tính quy định. Vì vậy, ISO vừa ban hành một tiêu chuẩn mới để hỗ trợ việc này: ISO 14907 – Quản lý khí nhà kính và các hoạt động liên quan – Khuôn khổ bao gồm các nguyên tắc và yêu cầu để đánh giá và báo cáo các hoạt động đầu tư và tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu (ISO 14907 - Greenhouse gas management and related activities – Framework including principles and requirements for assessing and reporting investments and financing activities related to climate change), giúp cho các nhà tài chính đánh giá và báo cáo trên các hoạt động của họ và nhìn thấy được giá trị thật của các đóng góp mà họ đã xây dựng vào các mục tiêu khí hậu.
Khuôn khổ được nêu trong tiêu chuẩn quy định các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn cần thiết. Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên cách tiếp cận “lý thuyết về sự thay đổi” nhằm mục đích xác định những gì cần thiết cho tác động lâu dài. ISO 14907 đề cập đến ảnh hưởng của các quyết định đầu tư đối với xu hướng phát khí thải nhà kính trong nền kinh tế thực, sự tương thích của các quyết định đầu tư và tài trợ với các con đường chuyển đổi carbon thấp và các mục tiêu khí hậu, và rủi ro về giá trị tài chính cho các chủ sở hữu tài sản tài chính (ví dụ: tài sản cá nhân, cổ phiếu niêm yết, trái phiếu, khoản vay) phát sinh từ các mục tiêu khí hậu hoặc các chính sách khí hậu.
ISO 14097 là tiêu chuẩn mới nhất trong nhóm tiêu chuẩn mới nổi liên quan đến biến đổi khí hậu và tài chính. Các tiêu chuẩn khác đang được phát triển bao gồm bộ tiêu chuẩn ISO 14030 trong tương lai để đánh giá hoạt động môi trường của các công cụ nợ xanh, ISO 14100 để đánh giá các dự án tài chính xanh và ISO 14093, xem xét các cơ chế tài trợ cho việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo ông Massamba Thioye – Trưởng dự án của nhóm chuyên gia ISO đã phát triển tiêu chuẩn, cho biết các khoản đầu tư tài chính xanh đóng góp cả vào nỗ lực toàn cầu nhằm giảm phát thải khí nhà kính, cũng như tính bền vững và lợi nhuận lâu dài của chính tài sản tài chính. Bên cạnh đó, ông Massamba cũng phát biểu rằng chìa khóa thành công trong lĩnh vực tài chính xanh nằm ở tính minh bạch và đo lường – điều mà tiêu chuẩn này tạo điều kiện. 
Theo Báo VietQ.vn