Tái chế rác thải điện tử: Cách tiếp cận từ mô hình kinh tế tuần hoàn
Thứ sáu, 28/05/2021
Kinh tế tuần hoàn đối với ngành điện tử, dù gặp rất nhiều rào cản nhưng đang mở ra cơ hội mới trị giá gần 60 tỷ USD, chủ yếu tính theo lượng giá trị của kim loại sắt, đồng và vàng có thể thu giữ được từ rác thải điện tử.
Công nghệ được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong tiến trình phát triển của kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, công nghệ ngày càng tiến bộ, thời gian nghiên cứu, phát minh ngày càng được rút ngắn lại đang khiến vòng đời của các sản phẩm công nghệ, từ điện thoại di động, máy tính cho tới các thiết bị gia dụng đang trở nên ngắn hơn.
Theo báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” mới được Liên hợp quốc công bố, trong năm 2019, trên toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, tăng 21% so với 5 năm trước đây. Châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất (khoảng 24,9 triệu tấn), tiếp đến là khu vực châu Mỹ (13,1 triệu tấn) và châu Âu (12 triệu tấn). Châu Phi và châu Đại Dương tạo ra lần lượt là 2,9 và 0,7 triệu tấn. Với tốc độ tăng như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu sẽ thải ra khoảng 74 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm sau năm 2030. Điều này khiến rác thải điện tử trở thành dòng rác thải sinh hoạt phát triển nhanh nhất thế giới, được thúc đẩy chủ yếu do tỷ lệ tiêu thụ thiết bị điện và điện tử ngày một cao, trong khi vòng đời các thiết bị ngày một ngắn.
Theo báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” mới được Liên hợp quốc công bố, trong năm 2019, trên toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, tăng 21% so với 5 năm trước đây. Châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất (khoảng 24,9 triệu tấn), tiếp đến là khu vực châu Mỹ (13,1 triệu tấn) và châu Âu (12 triệu tấn). Châu Phi và châu Đại Dương tạo ra lần lượt là 2,9 và 0,7 triệu tấn. Với tốc độ tăng như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu sẽ thải ra khoảng 74 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm sau năm 2030. Điều này khiến rác thải điện tử trở thành dòng rác thải sinh hoạt phát triển nhanh nhất thế giới, được thúc đẩy chủ yếu do tỷ lệ tiêu thụ thiết bị điện và điện tử ngày một cao, trong khi vòng đời các thiết bị ngày một ngắn.
Mô hình kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận tối ưu để giải quyết vấn nạn rác thải điện tử. Ảnh: Reuters
Những rác điện tử nhìn bề ngoài thì hoàn toàn thấy vô hại nhưng những chất cấu tạo nên nó mới thực sự độc hại. Những loại rác này thường được tạo bởi những kim loại nặng, những hợp chất hóa học dễ xâm nhập vào đất và nước.
Ở Việt Nam, các vựa ve chai thường thu mua loại rác này và họ tự tháo gỡ những bộ phận bên trong để bán lại. Chính vì sự vô tình này đã làm các chất độc hại bám vào đất và tích tụ dần thẩm thấu vào nguồn nước ngầm. Không chỉ vậy, tay chân họ cũng dính những chất kim loại nặng đó, mặc dù rửa với xà bông nhưng nó vẫn sẽ còn bám lại và dễ gây bệnh cho họ về đường hô hấp, thậm chí ưng thư, suy giảm nhận thức..
Chính vì vậy, giống như đối với nhiều chuỗi cung ứng khác, mô hình kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận tối ưu để giải quyết vấn nạn rác thải điện tử. Tuy nhiên, theo ông Michael Murphy, Phó Chủ tịch phụ trách tuân thủ vấn đề kỹ thuật và môi trường tập đoàn công nghệ Dell (Dell Technologies), việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn đối với rác thải điện tử đang gặp phải nhiều rào cản.
Thứ nhất, phải kể đến là cấu tạo phức tạp. Theo các chuyên gia của WEF, một loại chất thải điện tử có thể chứa tới 60 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, khiến cho việc tái chế trở nên vô cùng nan giải.
Thứ hai, đầu ra cho nguyên vật liệu tái chế. Ngành điện tử khó có thể tạo ra một chu trình khép kín khi yêu cầu rất cao về đầu vào, đồng thời phế thải sau sử dụng cũng rất khó để xử lý. Như vậy, một sự hợp tác mang tính đa ngành là điều tối quan trọng để tái chế rác điện tử.
Thứ ba, chuỗi cung ứng của các sản phẩm điện tử được thiết kế theo hướng tuyến tính và không đơn giản để được tái định hình.
Cuối cùng, người tiêu dùng nhìn chung vẫn duy trì quan điểm sản phẩm tái chế là kém chất lượng hoặc kém bền hơn so với sản phẩm sản xuất truyền thống.
Kinh tế tuần hoàn đối với ngành điện tử, dù gặp rất nhiều rào cản nhưng đang mở ra cơ hội mới trị giá gần 60 tỷ USD, chủ yếu tính theo lượng giá trị của kim loại sắt, đồng và vàng có thể thu giữ được từ rác thải điện tử. Ông Murphy chỉ ra 4 hướng tiếp cận của Dell mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để tuần hoàn hóa chuỗi cung ứng điện tử:
Đầu tiên, thay đổi cách thiết kế của các sản phẩm điện tử theo hướng dễ nâng cấp, dễ sửa chữa và dễ tháo rời để tái chế. Thông qua quá trình làm việc với các đơn vị tái chế, Dell đơn giản hóa sản phẩm bằng cách giảm thiểu số lượng ốc ít và chất kết dính được sử dụng.
Thứ hai, thay đổi phương pháp cung cấp ứng sản phẩm. Một phương án đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là cung ứng dịch vụ cho thuê thiết bị điện tử thay vì bán sản phẩm. Qua đó, tỷ lệ thu hồi lại sản phẩm sau khi sử dụng sẽ được tăng cao.
Thứ ba, sẵn sàng thử nghiệm để tìm ra giải pháp, đặc biệt là đối với mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi rất cao về thay đổi công nghệ, thiết kế kỹ thuật cũng như những đổi mới về quy trình.
Cuối cùng, hợp tác chặt chẽ với các đối tác, bao gồm doanh nghiệp sản xuất và phân phối, đơn vị tái chế, Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Thông qua mối quan hệ hợp tác, hệ sinh thái tuần hoàn sẽ được xây dựng, dựa trên sáng kiến và nỗ lực của tất cả các bên liên quan.
Ở Việt Nam, các vựa ve chai thường thu mua loại rác này và họ tự tháo gỡ những bộ phận bên trong để bán lại. Chính vì sự vô tình này đã làm các chất độc hại bám vào đất và tích tụ dần thẩm thấu vào nguồn nước ngầm. Không chỉ vậy, tay chân họ cũng dính những chất kim loại nặng đó, mặc dù rửa với xà bông nhưng nó vẫn sẽ còn bám lại và dễ gây bệnh cho họ về đường hô hấp, thậm chí ưng thư, suy giảm nhận thức..
Chính vì vậy, giống như đối với nhiều chuỗi cung ứng khác, mô hình kinh tế tuần hoàn là cách tiếp cận tối ưu để giải quyết vấn nạn rác thải điện tử. Tuy nhiên, theo ông Michael Murphy, Phó Chủ tịch phụ trách tuân thủ vấn đề kỹ thuật và môi trường tập đoàn công nghệ Dell (Dell Technologies), việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn đối với rác thải điện tử đang gặp phải nhiều rào cản.
Thứ nhất, phải kể đến là cấu tạo phức tạp. Theo các chuyên gia của WEF, một loại chất thải điện tử có thể chứa tới 60 nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, khiến cho việc tái chế trở nên vô cùng nan giải.
Thứ hai, đầu ra cho nguyên vật liệu tái chế. Ngành điện tử khó có thể tạo ra một chu trình khép kín khi yêu cầu rất cao về đầu vào, đồng thời phế thải sau sử dụng cũng rất khó để xử lý. Như vậy, một sự hợp tác mang tính đa ngành là điều tối quan trọng để tái chế rác điện tử.
Thứ ba, chuỗi cung ứng của các sản phẩm điện tử được thiết kế theo hướng tuyến tính và không đơn giản để được tái định hình.
Cuối cùng, người tiêu dùng nhìn chung vẫn duy trì quan điểm sản phẩm tái chế là kém chất lượng hoặc kém bền hơn so với sản phẩm sản xuất truyền thống.
Kinh tế tuần hoàn đối với ngành điện tử, dù gặp rất nhiều rào cản nhưng đang mở ra cơ hội mới trị giá gần 60 tỷ USD, chủ yếu tính theo lượng giá trị của kim loại sắt, đồng và vàng có thể thu giữ được từ rác thải điện tử. Ông Murphy chỉ ra 4 hướng tiếp cận của Dell mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để tuần hoàn hóa chuỗi cung ứng điện tử:
Đầu tiên, thay đổi cách thiết kế của các sản phẩm điện tử theo hướng dễ nâng cấp, dễ sửa chữa và dễ tháo rời để tái chế. Thông qua quá trình làm việc với các đơn vị tái chế, Dell đơn giản hóa sản phẩm bằng cách giảm thiểu số lượng ốc ít và chất kết dính được sử dụng.
Thứ hai, thay đổi phương pháp cung cấp ứng sản phẩm. Một phương án đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là cung ứng dịch vụ cho thuê thiết bị điện tử thay vì bán sản phẩm. Qua đó, tỷ lệ thu hồi lại sản phẩm sau khi sử dụng sẽ được tăng cao.
Thứ ba, sẵn sàng thử nghiệm để tìm ra giải pháp, đặc biệt là đối với mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi rất cao về thay đổi công nghệ, thiết kế kỹ thuật cũng như những đổi mới về quy trình.
Cuối cùng, hợp tác chặt chẽ với các đối tác, bao gồm doanh nghiệp sản xuất và phân phối, đơn vị tái chế, Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Thông qua mối quan hệ hợp tác, hệ sinh thái tuần hoàn sẽ được xây dựng, dựa trên sáng kiến và nỗ lực của tất cả các bên liên quan.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, việc tuyên truyền nâng cao ý thức về rác thải điện tử đã bắt đầu được quan tâm, đặc biệt là sau khi có Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Điển hình là hoạt động tích cực của Chương trình Việt Nam tái chế (chuyên về thu hồi và xử lý, tái chế rác thải điện tử miễn phí do các nhà sản xuất thiết bị điện tử khởi xướng). Tất cả các thiết bị điện tử đã qua sử dụng được thu hồi thông qua Chương trình sẽ được xử lý an toàn nhằm đạt được tỷ lệ thu hồi tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo một quy trình xử lý rác thải điện tử chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn theo các quy định của Luật Môi trường. Chương trình thu gom tất cả các thiết bị điện tử như: máy vi tính, CPU, máy chủ; màn hình CRT, LCD; máy in, máy fax, máy quét; điện thoại di động và máy tính bảng; máy photocopy; tivi CRT, LCD; đầu DVD, CD, VD và các đầu đĩa khác; máy chụp hình, quay phim; các loại pin; các linh kiện điện tử có liên quan đến CNTT như bàn phím, chuột, cáp, sạc… Chương trình cũng hỗ trợ thu gom tận nơi đối với cá nhân, doanh nghiệp thải bỏ số lượng lớn rác thải điện tử. Hy vọng rằng trong thời gian tới, với sự cảnh báo và hành động ngày càng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế đối với rác thải điện tử, vấn đề này sẽ tiếp tục được quan tâm hơn tại Việt Nam cả về mặt chính sách và hành động thực tiễn. |
Hà Trần t/h