[In trang]
Doanh nghiệp tích cực tiết kiệm năng lượng, đổi mới công nghệ trong thời buổi kinh tế khó khăn
Thứ tư, 05/11/2014
Tái sử dụng nước thải trong quá trình sản xuất là biện pháp vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường. Tại Nhà máy Ắc quy Đồng Nai, lượng nước thải sau xử lý thay vì thải ra sông Đồng Nai như trước kia được bơm ngược lại các bể chứa nhằm phục vụ hệ thống sấy thiết bị trong phân xưởng.

Tái sử dụng nước thải trong quá trình sản xuất là biện pháp vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường. Tại Nhà máy Ắc quy Đồng Nai, lượng nước thải sau xử lý thay vì thải ra sông Đồng Nai như trước kia được bơm ngược lại các bể chứa nhằm phục vụ hệ thống sấy thiết bị trong phân xưởng.

Mỗi ngày, nhà máy này đưa vào dụng khoảng 600 m3 nước thải, giúp tiết kiệm đến trên 50% lượng nước sử dụng hàng tháng, đồng thời, tiết kiệm được chi phí nhân công. Nhờ đó, nhà máy cắt giảm được hơn 1 tỉ đồng tiền nước mỗi tháng. Cũng theo ông Nguyễn Hữu Phú, kỹ sư phòng Kỹ thuật của Pinaco, ngoài việc tái sử dụng nước thải, nhà máy này còn thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng khác, nhờ đó mà tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Còn tại nhà máy Ajinomoto Việt Nam (Biên Hòa, Đồng Nai) trước tình hình giá nhiên liệu ngày càng tăng cao, nhà máy đã mạnh dạn đầu tư 5 triệu đô la Mỹ vào hệ thống đốt lò hơi bằng trấu thay cho đốt lò bằng dầu và khí. Theo tính toán, hệ thống đốt lò hơi bằng trấu đã giúp giảm được 30% chi phí nhiên liệu tương đương tiết kiệm được hàng chục tỉ đồng/năm.


Từ nhiều năm nay, nhà máy bia Sài Gòn cũng là đơn vị liên tục áp dụng những cải tiến giúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ. Có thể kể ra một số giải pháp như điều chỉnh áp suất nước qua bộ trao đổi nhiệt của máy lạnh, vận dụng lò hơi với áp suất lò từ 4-6 bar thay vì 7-10 bar như trước đây, điều chỉnh các van dù, vừa đảm bảo cung cấp đủ hơi nước vừa tiết kiệm dầu. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên còn áp dụng biện pháp sử dụng điện trở đun nước nóng, thay vì dùng lò hơi để giảm lượng dầu tiêu thụ. Chỉ tính riêng trong vòng 1 năm, nhà máy bia Sài Gòn đã tiết kiệm được hơn 1,7 tỷ đồng nhờ các biện pháp tiết kiệm điện và dầu trong quá trình sản xuất nói trên.


Tại công ty Sài Gòn Food, được sự hỗ trợ của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. HCM, doanh nghiệp này đã cùng lúc triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như thay toàn bộ bóng đèn thường bằng bóng compact, vận hành máy móc vào giờ thấp điểm, thay dầu DO cho các lò hơi bằng dầu FO... Đến nay, sau 3 tháng triển khai, chi phí cho năng lượng sản xuất giảm hơn 10%.


Ngoài những doanh nghiệp lớn mạnh dạn đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang dần triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

 

Theo các chuyên gia, các Doanh nghiệp có thể bắt đầu từ những giải pháp đơn giản như thay các thiết bị chiếu sáng, sử dụng thiết bị có dán nhãn năng lượng do Bộ Công Thương cấp... Các biện pháp này không đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư nhưng vẫn mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, muốn tiết kiệm đáng kể nguồn năng lượng, các DN sẽ phải quan tâm hơn đến việc đầu tư các giải pháp về công nghệ.