EC điều chỉnh mạnh định mức lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030
Thứ hai, 31/08/2020
Ủy ban Châu Âu (EC) đề xuất định mức khí thải cho EU vào năm 2030 để tiến tới mục tiêu đưa lượng khí thải toàn khối xuống mức 0 vào năm 2050.
Ủy ban Châu Âu (EC) đề xuất định mức khí thải cho EU vào năm 2030 để tiến tới mục tiêu đưa lượng khí thải toàn khối xuống mức 0 vào năm 2050.
Trước đó, EU chỉ cam kết cắt giảm 20% lượng khí thải so với năm 1990 và nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên mức 20% vào năm 2020.
Trước đó, EU chỉ cam kết cắt giảm 20% lượng khí thải so với năm 1990 và nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên mức 20% vào năm 2020.
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã hoan nghênh kế hoạch trên của EU, khẳng định đây là “tín hiệu tích cực” cho việc đạt được một thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới tại Hội nghị các bên tham gia UNFCCC, dự kiến diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp) vào tháng 12/2015.
Các nhà máy xả khí thải lên bầu trời
Trong tháng tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề xuất một định mức khí thải “tham vọng hơn” cho Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2030 nhằm tiến tới mục tiêu đưa lượng khí thải của toàn khối xuống mức 0 vào năm 2050, tương đương giảm 4 tỷ tấn CO2 thải ra mỗi năm hiện nay.
EC sẽ đề xuất mức cắt giảm 50 hoặc 55% lượng khí thải vào năm 2030, cao hơn định mức 40% hiện nay, và mục tiêu này sẽ mở đường đề EU đưa ra các kế hoạch cải cách về chính sách thuế, năng lượng và thị trường carbon trong năm tới.
Trong một báo cáo phân tích được công bố ngày 24/8, nhóm chuyên gia Agora Energiewende có trụ sở tại Đức và trung tâm nghiên cứu Oeko cho biết xét về kỹ thuật và kinh tế thì mục tiêu này có thể thực hiện được.
Thị trường carbon EU hiện chịu trách nhiệm đối với lượng khí thải của các nhà máy nhiệt điện, ngành công nghiệp và hàng không châu Âu. Thị trường này sẽ đóng vai trò tiềm năng trong việc cắt giảm nhanh khí thải thông qua các chương trình cải cách, trong đó có đưa tỷ lệ cắt giảm khí thải hàng năm lên 5,4% vào năm 2025 so với mức 2,2% hiện nay.
Các nước EU đang có quan điểm chia rẽ đối với đề xuất mới trên. Các nước Tây và Bắc Âu ủng hộ mục tiêu tham vọng hơn, trong khi các nước Đông Âu từ chối cân nhắc các mức cắt giảm khí thải lớn hơn cho đến khi nhận được một đánh giá tổng thể về chi phí liên quan.
Theo giới nghiên cứu, đề xuất mới của EC sẽ không khả thi nếu thiếu sự đóng góp lớn hơn của Ba Lan và CH Séc, hai nước hiện có quan điểm cho rằng tác động kinh tế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ khiến các mục tiêu trở nên thách thức hơn.
Vì vậy, EU cần có chính sách hỗ trợ các nước có thu nhập thấp, nhất là trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng sạc điện cho các phương tiện giao thông sạch. Ngoài ra, hệ thống toàn EU đấu giá giấy phép tương ứng với lượng khí thải đối với các lĩnh vực nằm ngoài thị trường carbon cũng là một lựa chọn.
Theo: Môi trường và cuộc sống