Slovakia sắp được tung ra thị trường nhựa sinh học mới
Thứ tư, 29/04/2020
Giáo sư Pavel Alexy, Đại học Công nghệ Slovak (STU) tại Bratislava, Slovakia và nhóm nghiên cứu đã hợp tác với một công ty ở Nitra chuyên về polyme tự nhiên để tạo ra nhựa sinh học đặc biệt, phân hủy trong tự nhiên mà không tác động đến môi trường.
Giáo sư Pavel Alexy, Đại học Công nghệ Slovak (STU) tại Bratislava, Slovakia và nhóm nghiên cứu đã hợp tác với một công ty ở Nitra chuyên về polyme tự nhiên để tạo ra nhựa sinh học đặc biệt, phân hủy trong tự nhiên mà không tác động đến môi trường.
Theo Giáo sư Alexy, polyme có thể được phân loại thành hai họ: nhựa được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp, rắn và bền nhưng quá trình phân hủy phải mất hàng trăm năm và các polyme tự nhiên được tìm thấy dưới dạng polyme phân tử trong tự nhiên, cơ thể con người, thực phẩm chúng ta ăn hoặc bất kỳ sinh vật sống nào có thể phân hủy sinh học.
Tái chế nhựa chỉ là một giải pháp ngắn hạn, giáo sư Alexy nhận xét. Ông giải thích rằng mỗi năm, 300 triệu tấn nhựa được sản xuất ra trên toàn thế giới. Ở châu Âu, một phần ba chất thải nhựa được thải ra môi trường, một phần ba khác được đưa vào các bãi chôn lấp. Khi được đốt, nhựa giải phóng ra CO2 và góp phần vào sự nóng lên của toàn cầu. Ngoài ra, vi nhựa (microplastic) là mối nguy hiểm lớn đối với các sinh vật.
Do đó, giáo sư Pavel Alexy và nhóm của ông đã tạo ra một loại nhựa sinh học từ thực vật và chất dẻo tự nhiên không độc hại như citrat. Polyme tự nhiên mới này hoàn toàn phân hủy sinh học mà không ảnh hưởng đến môi trường. Các đồ vật làm từ nhựa sinh học này có thể được sử dụng nhiều lần và có thể rửa được với máy rửa chén bát. Những sản phẩm này sẽ sớm được bán trên thị trường khi Công ty Panara, có trụ sở tại Nitra, có kế hoạch sản xuất 4.000 tấn nhựa sinh học.
Ngọc Diệp (Theo https://www.diplomatie.gouv.fr)