Cà Mau: Sản xuất sạch hơn - Hướng đi bền vững cho các doanh nghiệp
Thứ tư, 11/05/2011
Để đáp ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như giảm áp lực ô nhiễm từ các sản phẩm thải của doanh nghiệp thì việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn (SXSH) đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện.
Để đáp ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như giảm áp lực ô nhiễm từ các sản phẩm thải của doanh nghiệp thì việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn (SXSH) đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện.
Hiện Cà Mau có khoảng 5.897 doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Trong đó có 29 công ty chế biến thủy sản với 36 xí nghiệp chế biến trực
thuộc gồm: 28 xí nghiệp chế biến tôm, 5 xí nghiệp bột cá, 3 xí nghiệp
chế biến chả cá. Với sự phát triển nhanh của các doanh nghiệp năm 2010
đã mang về doanh thu 15.640 tỷ đồng
cho tỉnh nhà.
Để đạt được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp thì tỉnh cũng đã triển khai lập quy hoạch và đầu tư 4 khu công nghiệp: Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc và Năm Căn.
Ông Nguyễn Văn Thỉnh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Cà Mau, cho biết, Cà Mau đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, bởi sự nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Tỉnh cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, rà soát về mức độ ô nhiễm môi trường và các cơ quan chức năng sàng lọc được 10 cơ sở, trong đó có 2 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng thuộc diện phải di dời và 8 cơ sở khác cần xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải.
Dấu hiệu khả quan cho các doanh nghiệp Cà Mau là ngày 25/4 vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2020. Với mục tiêu SXSH được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. Giảm thiểu phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Theo kế hoạch, đến năm 2020 có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp, 50% cơ sở áp dụng SXSH và 90% cơ sở sản xuất công nghiệp có nhân viên kỹ thuật kiêm nhiệm về SXSH.
Kinh phí thực hiện kế hoạch này được huy động từ ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ và một phần các cơ sở doanh nghiệp sản xuất tự đầu tư.
Hằng năm, UBND tỉnh xem xét, trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp kinh tế của tỉnh để triển khai kế hoạch hành động trên. Trước mắt, năm 2011, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Cà Mau chọn 5 doanh nghiệp để áp dụng đánh giá nhanh về SXSH. Theo đó, chính sách hỗ trợ mỗi doanh nghiệp áp dụng công nghệ SXSH là 30 triệu trong đầu tư trang thiết bị.
Ông Vũ Bá Minh, giảng viên Trường Đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh - chuyên gia SXSH, xác định lợi ích khi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ SXSH trong công nghiệp: "SXSH trong công nghiệp là công cụ quản lý cho quá trình sản xuất nói chung sử dụng hiệu quả hơn các loại nguyên vật liệu, thuốc hóa chất làm sao cho lợi ích cuối cùng trong sản xuất công nghiệp chính là lợi ích kinh tế hơn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và hạn chế tối đa ô nhiễm về môi trường".
Theo ông Lê Bá Thuyên, Phó Ban điều hành sản xuất của Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Đầm Dơi thì xí nghiệp đã áp dụng công nghệ SXSH trong doanh nghiệp đã 3 năm. Mặc dù vốn đầu tư lớn trong quá trình sản xuất nhưng nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới cũng như các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng.
Việc áp dụng công nghệ SXSH trong công nghiệp là rất cần thiết để vừa phát triển, vừa gắn với bảo vệ môi trường và tiết kiệm hơn trong sản xuất là hướng đi bền vững cho các doanh nghiệp Cà Mau trong tương lai./.
cho tỉnh nhà.
Để đạt được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp thì tỉnh cũng đã triển khai lập quy hoạch và đầu tư 4 khu công nghiệp: Khánh An, Hòa Trung, Sông Đốc và Năm Căn.
Ông Nguyễn Văn Thỉnh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Cà Mau, cho biết, Cà Mau đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, bởi sự nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
Tỉnh cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, rà soát về mức độ ô nhiễm môi trường và các cơ quan chức năng sàng lọc được 10 cơ sở, trong đó có 2 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng thuộc diện phải di dời và 8 cơ sở khác cần xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải.
Dấu hiệu khả quan cho các doanh nghiệp Cà Mau là ngày 25/4 vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2020. Với mục tiêu SXSH được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu. Giảm thiểu phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Theo kế hoạch, đến năm 2020 có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp, 50% cơ sở áp dụng SXSH và 90% cơ sở sản xuất công nghiệp có nhân viên kỹ thuật kiêm nhiệm về SXSH.
Kinh phí thực hiện kế hoạch này được huy động từ ngân sách Nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ và một phần các cơ sở doanh nghiệp sản xuất tự đầu tư.
Hằng năm, UBND tỉnh xem xét, trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp kinh tế của tỉnh để triển khai kế hoạch hành động trên. Trước mắt, năm 2011, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Cà Mau chọn 5 doanh nghiệp để áp dụng đánh giá nhanh về SXSH. Theo đó, chính sách hỗ trợ mỗi doanh nghiệp áp dụng công nghệ SXSH là 30 triệu trong đầu tư trang thiết bị.
Ông Vũ Bá Minh, giảng viên Trường Đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh - chuyên gia SXSH, xác định lợi ích khi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ SXSH trong công nghiệp: "SXSH trong công nghiệp là công cụ quản lý cho quá trình sản xuất nói chung sử dụng hiệu quả hơn các loại nguyên vật liệu, thuốc hóa chất làm sao cho lợi ích cuối cùng trong sản xuất công nghiệp chính là lợi ích kinh tế hơn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và hạn chế tối đa ô nhiễm về môi trường".
Theo ông Lê Bá Thuyên, Phó Ban điều hành sản xuất của Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Đầm Dơi thì xí nghiệp đã áp dụng công nghệ SXSH trong doanh nghiệp đã 3 năm. Mặc dù vốn đầu tư lớn trong quá trình sản xuất nhưng nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới cũng như các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng.
Việc áp dụng công nghệ SXSH trong công nghiệp là rất cần thiết để vừa phát triển, vừa gắn với bảo vệ môi trường và tiết kiệm hơn trong sản xuất là hướng đi bền vững cho các doanh nghiệp Cà Mau trong tương lai./.
Thế Lữ