Phát triển năng lượng bền vững khu vực sông Mê Kông
Thứ ba, 04/06/2019
Ứng dụng các giải pháp năng lượng nhằm tiến đến 100% năng lượng tái tạo bền vững ở khu vực sông Mê Kông.
Ứng dụng các giải pháp năng lượng nhằm tiến đến 100% năng lượng tái tạo bền vững ở khu vực sông Mê Kông. Đó là chia sẻ chung của các chuyên gia năng lượng tại hội thảo Phát triển và ứng dụng các giải pháp năng lượng bền vững ở khu vực Mê Kông diễn ra 02 ngày 20 - 21/5/2019 tại An Giang.
Ứng dụng các giải pháp năng lượng nhằm tiến đến 100% năng lượng tái tạo bền vững ở khu vực sông Mê Kông.
Diễn đàn hội thảo này nằm trong khuôn khổ chương trình quản trị nguồn nước vùng sông Mê Kông do Bộ Ngoại giao và Thương mại, Chính phủ Úc tài trợ. Đây là hoạt động tiếp theo sau sự kiện chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2018.
Năng lượng tái tạo phát triển mạnh
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, trên thế giới hiện nay, việc sử dụng năng lượng tái tạo để thay thế các nguồn phát điện truyền thống đang phát triển với tốc độ khá nhanh. Trong đó, thuỷ điện, điện gió và điện mặt trời là các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng và chiếm tỷ lệ cao.
Việt Nam nằm trong vành đai xích đạo, được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo các loại, nhất là tiềm năng điện mặt trời so với các nước trong khu vực Châu Á.
tổng công suất nguồn điện từ năng lượng tái tạo tạm tính chiếm 2,1% toàn hệ thống phát điện. Việt Nam cũng đã ban hành chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Quang cảnh hội thảo
Đến cuối năm 2018, Việt Nam đã có 10.000 MW điện mặt trời được các nhà đầu tư đăng ký, trong đó 8.100 MW của 121 dự án được bổ sung quy hoạch với trên 100 dự án đã ký hợp đồng mẫu mua bán điện. Số lượng nhà máy điện gió được vận hành mới là 8 nhà máy, công suất 243 MW và 10 nhà máy điện sinh khối, khoảng 212 MW. Do đó tổng công suất nguồn điện từ năng lượng tái tạo tạm tính chiếm 2,1% toàn hệ thống phát điện.
Việt Nam cũng đã ban hành chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, cho thấy quyết tâm rất lớn của quốc gia trong phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo góp phần thực hiện các mục tiêu môi trường bền vững và phát triển nền kinh tế xanh.
Ông Lữ Cẩm Khường - Phó giám đốc Sở NNPTNT An Giang, cho biết: An Giang luôn xác định sự phát triển phải trên cơ sở hiệu quả và bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải ô nhiễm và thích ứng biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lữ Cẩm Khường - Phó giám đốc Sở NNPTNT An Giang, cho biết tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực trong mời gọi hợp tác trong và ngoài nước để có thể huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển nền kinh tế xanh hướng đến các mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.
Một số chương trình hợp tác thời gian qua, đáng chú ý như chương trình hợp tác An Giang – Thụy Điển về tận dụng phụ phẩm cây lúa phát triển điện sinh khối; Chương trình hợp tác An Giang – Cộng hoà Liên bang Đức, thực hiện nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy khí sinh học tập trung; Dự án hợp tác với GreenID phát triển các giải pháp năng lượng bền vững cho cộng đồng tại huyện Tịnh Biên.
"Các chương trình hợp tác phát triển trên đều là nỗ lực rất đáng ghi nhận, tạo nền tảng quan trọng để thay đổi nhận thức cộng đồng chuyển dần từ lệ thuộc nguồn điện truyền thống sang các nguồn năng lượng khác. Vừa qua, tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 12/4/2019 về phê duyệt đề án phát triển nguồn năng lượng mặt trời tỉnh An Giang đến năm 2020 tầm nhìn 2030" - ông Khường cho biết.
Ứng dụng điện mặt trời vào sản xuất nông nghiệp
Theo TS Nguyễn Quốc Khánh – Chuyên gia kinh tế năng lượng thì mô hình sử dụng kết hợp điện mặt trời trong sản xuất nông nghiệp có thể giải quyết xung đột trong sử dụng tài nguyên đất giữa phát triển năng lượng và sản xuất nông nghiệp bằng cách kết hợp cả hai hoạt động này trên cùng một khu vực.
Ra đời ở Đức vào đầu những năm 1980, mô hình này đã được triển khai ở một số quốc gia với hàng trăm dự án và ứng dụng (chủ yếu là quy mô nhỏ). Gần đây, ngày càng nhiều dự án thương mại quy mô lớn hơn đã được áp dụng tại các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Italia, Pháp.
TS Nguyễn Quốc Khánh – Chuyên gia kinh tế năng lượng
Ứng dụng kết hợp năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp mang lại cho nông dân và cộng đồng nhiều lợi ích kinh tế - xã hội như tiết kiệm chi phí năng lượng, tăng thu nhập cho nông dân địa phương nhờ tăng vốn đầu tư và thu thuế, cải thiện cơ hội quảng bá và sức cạnh tranh (hình thành chuỗi sản xuất và cung ứng).
Bên cạnh đó, có thể cải tiến các phương thức sản xuất nông nghiệp, giảm nhu cầu năng lượng trong thời gian cao điểm, giảm phát thải khí CO2 giảm gây nguy hại khác tại địa phương từ các nhà máy nhiệt điện truyền thống. Đồng thời phát triển tổng thể ngành nông nghiệp bền vững hơn, tăng sức cạnh tranh của ngành ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bà Socheata Sim - Quản lý chương trình Mê Kông (Oxfam tại Việt Nam) cho biết, Oxfam là cơ quan kêu gọi chuyển đổi sử dụng năng lượng nhằm đạt mục tiêu không có phát thải khí nhà kín toàn cầu và ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu lên đói nghèo. Oxfam kêu gọi chấm dứt sử dụng năng lượng từ than đốt toàn cầu, điều này có nghĩa là không nên có thêm một nhà máy than nhiệt điện nào được xây dựng, và các nhà máy hiện có sẽ dần biến mất trước năm 2050.
Bà Socheata Sim - Quản lý chương trình Mê Kông (Oxfam tại Việt Nam).
Với sư hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và xây dựng năng lượng từ các đối tác phát triển, các quốc gia sông Mê Kông sẽ giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tiến đến 100% năng lượng tái tạo bền vững, thậm chí trước 2050.
Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp