Công ty Vĩnh Hoàn: Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững trong sản xuất và chế biến cá tra
Thứ sáu, 10/06/2016
Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1997 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, công ty chính là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài cho mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa.
Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1997 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, công ty chính là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài cho mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa.
Công Ty Cổ Phần Vĩnh Hoàn là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1997 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, công ty chính là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài cho mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa.
Trong điều kiện giá cá tra đang thấp do bị cạnh tranh ở thị trường ngoài nước nhưng công ty Vĩnh Hoàn vẫn thu được nguồn lợi nhuận lớn từ sản xuất chế biến cá tra. Để được như vậy, theo ông Huỳnh Đức Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn, bắt đầu từ tháng 3/2014 các chuyên gia tư vấn của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) trong khuôn khổ dự án Xây dựng Chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam SUPA đã đào tạo hướng dẫn công nhân nắm rõ quy trình tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Sau ba đợt tư vấn, các chuyên gia xem xét các đối tượng ngoại vi tác động vào giảm thiểu phần tiêu tốn năng lượng trong sản xuất. Kết quả là, nếu như năm 2013, để chế biến 1 tấn cá nhà máy chế biến của công ty tiêu tốn 438 KWh điện thì đến năm 2015 đã giảm được 55 KWh/tấn, còn 383 KWh, tiết kiệm được từ 6-10% điện năng. Trong năm 2015, chỉ nhờ tiết kiệm điện, công ty đã “bỏ túi” khoảng 6 tỷ đồng.
Hiện tại, nhà máy đang chế biến cá theo hệ thống tiết kiệm nước và tiết kiệm điện. Sau khi được sự tư vấn của các chuyên gia sản xuất sạch hơn, nhà máy đã lắp lại vòi nước nhỏ hơn. Nhà máy cũng sử dụng năng lượng mặt trời hỗ trợ gia nhiệt nước (sử dụng cho vệ sinh thiết bị) tới khi đạt khoảng 40oC thì mới gia nhiệt thêm. Bên cạnh đó là nâng cao ý thức công nhân trong sử dụng điện, nước trong quá trình chế biến.
Hài lòng vì hiệu quả kinh tế từ những việc làm tiết kiệm trên, nhưng theo ông Trung thì quan trọng nhất là phải làm sao thay đổi suy nghĩ, sự quan tâm từ người lãnh đạo đến người trực tiếp sản xuất để mang lại hiệu quả lâu dài.
Để phát triển bền vững cá tra, Dự án SUPA thuộc chương trình SWITCH-Asia đã được triển khai tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 4/2013 và dự kiến kéo dài 48 tháng với nguồn tài trợ gần 1,9 triệu euro, bằng 80% ngân sách dự án. Theo đó, chuỗi cung ứng cá tra được thiết lập từ tiền sản xuất đến sản xuất, chế biến, thương mại và thị trường, cuối cùng là các cửa hàng bán lẻ. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam là nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Bốn đối tác cùng thực hiện dự án này là Trung tâm sản xuất sạch hơn, WWF Áo, WWF Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Trong điều kiện biến đổi khí hậu đang có những tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc sản xuất cá tra theo chuỗi cung ứng kết hợp với các giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn là một giải pháp thích ứng mang tính lâu dài, hướng tới mục tiêu sản xuất bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng./.
Trong điều kiện giá cá tra đang thấp do bị cạnh tranh ở thị trường ngoài nước nhưng công ty Vĩnh Hoàn vẫn thu được nguồn lợi nhuận lớn từ sản xuất chế biến cá tra. Để được như vậy, theo ông Huỳnh Đức Trung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn, bắt đầu từ tháng 3/2014 các chuyên gia tư vấn của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) trong khuôn khổ dự án Xây dựng Chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam SUPA đã đào tạo hướng dẫn công nhân nắm rõ quy trình tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Sau ba đợt tư vấn, các chuyên gia xem xét các đối tượng ngoại vi tác động vào giảm thiểu phần tiêu tốn năng lượng trong sản xuất. Kết quả là, nếu như năm 2013, để chế biến 1 tấn cá nhà máy chế biến của công ty tiêu tốn 438 KWh điện thì đến năm 2015 đã giảm được 55 KWh/tấn, còn 383 KWh, tiết kiệm được từ 6-10% điện năng. Trong năm 2015, chỉ nhờ tiết kiệm điện, công ty đã “bỏ túi” khoảng 6 tỷ đồng.
Hiện tại, nhà máy đang chế biến cá theo hệ thống tiết kiệm nước và tiết kiệm điện. Sau khi được sự tư vấn của các chuyên gia sản xuất sạch hơn, nhà máy đã lắp lại vòi nước nhỏ hơn. Nhà máy cũng sử dụng năng lượng mặt trời hỗ trợ gia nhiệt nước (sử dụng cho vệ sinh thiết bị) tới khi đạt khoảng 40oC thì mới gia nhiệt thêm. Bên cạnh đó là nâng cao ý thức công nhân trong sử dụng điện, nước trong quá trình chế biến.
Hài lòng vì hiệu quả kinh tế từ những việc làm tiết kiệm trên, nhưng theo ông Trung thì quan trọng nhất là phải làm sao thay đổi suy nghĩ, sự quan tâm từ người lãnh đạo đến người trực tiếp sản xuất để mang lại hiệu quả lâu dài.
Để phát triển bền vững cá tra, Dự án SUPA thuộc chương trình SWITCH-Asia đã được triển khai tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 4/2013 và dự kiến kéo dài 48 tháng với nguồn tài trợ gần 1,9 triệu euro, bằng 80% ngân sách dự án. Theo đó, chuỗi cung ứng cá tra được thiết lập từ tiền sản xuất đến sản xuất, chế biến, thương mại và thị trường, cuối cùng là các cửa hàng bán lẻ. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam là nước sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Bốn đối tác cùng thực hiện dự án này là Trung tâm sản xuất sạch hơn, WWF Áo, WWF Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Trong điều kiện biến đổi khí hậu đang có những tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc sản xuất cá tra theo chuỗi cung ứng kết hợp với các giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn là một giải pháp thích ứng mang tính lâu dài, hướng tới mục tiêu sản xuất bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng./.