Hội thảo “Phương pháp luận nghiên cứu định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm Việt Nam”
Thứ hai, 08/04/2019
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) Bộ Công thương đã chủ trì tổ chức Hội thảo “Phương pháp luận nghiên cứu định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm Việt Nam” tại Hà Nội ngày 4/4/2019, trong khuôn khổ Dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (Dự án V-LEEP) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Tiếp theo Hội thảo về “Kết quả nghiên cứu định mức tiêu hao năng lượng và đề xuất định mức năng lượng tối thiểu ngành sản xuất mía đường Việt Nam” ngày 03/4/2019, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) Bộ Công thương đã chủ trì tổ chức Hội thảo “Phương pháp luận nghiên cứu định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm Việt Nam” tại Hà Nội ngày 4/4/2019, trong khuôn khổ Dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (Dự án V-LEEP) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp Dệt nhuộm, các nhà khoa học, cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế đến tham dự.
Thông qua Dự án V-LEEP, Bộ Công Thương dự kiến triển khai nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm của Việt Nam nhằm xác định hiện trạng mức tiêu hao năng lượng của ngành, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, giúp gia tăng tính cạnh tranh trong chuỗi đồng thời từng bước thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành trong tương lai.
Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ TKNL, Bộ Công Thương, phát biểu khai mạc hội thảo
Phát biểu chào mừng hội thảo, Ông Đỗ Đức Tưởng, Cố vấn về năng lượng sạch của USAID nhấn mạnh trọng tâm của Dự án V-LEEP là nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường năng lực để hỗ trợ phát triển ngành năng lượng của Việt Nam theo hướng phát thải thấp. Theo đó, việc hỗ trợ cho Bộ Công Thương nói chung và ngành dệt nhuộm nói riêng nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy áp dụng các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả sẽ góp phần giúp cho ngành dệt may của Việt Nam phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong tương lai.
Ông Đỗ Đức Tưởng, Cố vấn Năng lượng sạch, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, phát biểu chào mừng hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến góp ý về phương pháp nghiên cứu, phương pháp xác định thực trạng tiêu thụ năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất định mức năng lượng tối thiểu có thể áp dụng cho ngành trong tương lai. Bên cạnh đó, các thông tin về tình hình hoạt động và quản lý sản xuất trong ngành, cũng như nguyện vọng cần hỗ trợ từ chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành dệt nhuộm nói riêng, dệt may nói chung có thể tăng trưởng bền vững hơn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến góp ý về phương pháp nghiên cứu, phương pháp xác định thực trạng tiêu thụ năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất định mức năng lượng tối thiểu có thể áp dụng cho ngành trong tương lai. Bên cạnh đó, các thông tin về tình hình hoạt động và quản lý sản xuất trong ngành, cũng như nguyện vọng cần hỗ trợ từ chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành dệt nhuộm nói riêng, dệt may nói chung có thể tăng trưởng bền vững hơn.
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo
Kết luận hội thảo, Ông Trịnh Quốc Vũ đánh giá cao sự quan tâm góp ý, chia sẻ thông tin hữu ích từ các nhà khoa học, các doanh nghiệp cho Hội thảo và yêu cầu Dự án V-LEEP nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện phương pháp về kế hoạch triển khai nghiên cứu này.
Theo kế hoạch của Dự án, Bộ Công Thương cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác của các Doanh nghiệp, các chuyên gia của lĩnh vực Dệt nhuộm để cùng triển khai nghiên cứu này đạt hiệu quả.
Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững