Sản xuất chè đảm bảo an toàn thực phẩm - hướng đi bền vững cho vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung
Thứ tư, 25/05/2016
Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng tốt; đầu tư thâm canh với các sản phẩm phân bón thân thiện với môi trường; thực hiện cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ KH -KT trong các khâu chăm sóc và thu hái... Đó là những bước đi chắc chắn cần thực hiện trong quy trình sản xuất chè đảm bảo ATTP, hướng đến xây dựng các vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững tại địa phương.
Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng tốt; đầu tư thâm canh với các sản phẩm phân bón thân thiện với môi trường; thực hiện cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ KH -KT trong các khâu chăm sóc và thu hái... Đó là những bước đi chắc chắn cần thực hiện trong quy trình sản xuất chè đảm bảo ATTP, hướng đến xây dựng các vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững tại địa phương.
Với định hướng xuyên suốt là đảm bảo an toàn trong chuỗi sản xuất, Công ty TNHH MTV Sông Bôi (tiền thân là Nông trường Sông Bôi được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV theo Nghị định số 170 của Chính phủ từ tháng 7/2010) đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả trồng và chế biến chè - sản phẩm chủ lực của Công ty. Xác định giải pháp quan trọng hàng đầu là lựa chọn được giống chè phù hợp có năng suất và chất lượng cao, trong nhiều năm, Công ty đã tích cực thử nghiệm các loại giống mới như PH1, LDP1, LDP2, PH8, Phúc Bát Tiên, Phúc Vân Tiên... Qua đó xác định được giống chè LDP1 là phù hợp nhất với thổ nhưỡng của địa bàn nên đến nay đã mở rộng gần 100% diện tích giống chè LDP1. Đây là giống chè lai, đòi hỏi nghiêm ngặt về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. Trong đó, đầu tư thâm canh, bón phân hữu cơ và cân đối NPK là điều kiện đầu tiên quyết định lớn đến năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, Công ty đã áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất như đầu tư hệ thống vòi phun tưới nước tự động và bán tự động để chủ động hoàn toàn cung cấp nước cho vườn cây; áp dụng thu hái chè bằng máy đưa năng suất hái chè tăng gấp 20 - 30 lần so với thu hái bằng tay; khâu đốn chè cuối năm cũng được thực hiện hiệu quả với 100% diện tích được đốn bằng máy... Đặc biệt, thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè đảm bảo ATTP, Công ty TNHH MTV Sông Bôi đã áp dụng phun thuốc BVTV bằng máy bơm áp lực cao vừa năng suất, vừa đỡ độc hại, đảm bảo thời vụ và thời gian cách ly nên chất lượng sản phẩm chè của Công ty luôn được đánh giá cao, tiêu thụ tốt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Anh Đỗ Tiến Dũng, tổ trưởng sản xuất - Đội 6 - Công ty TNHH MTV Sông Bôi cho biết: Cây chè được đầu tư thâm canh cao, sản xuất theo hướng đảm bảo ATTP đã cho hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác tại địa phương. Trung bình năng suất chè tuổi từ năm thứ 7 đến năm thứ 10 đạt khoảng 15 - 25 tấn /ha/năm, cá biệt có những diện tích đạt trên 30 tấn /ha/năm. Thông qua chế biến, giá trị 1 ha chè tuổi từ 7 - 10 mỗi năm cho thu nhập khoảng 250 - 300 triệu đồng /ha. Với hiệu quả kinh tế cao và ổn định, trong thời gian tới, Công ty TNHH MTV Sông Bôi tiếp tục đẩy mạnh trồng chè theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo ATTP, phấn đấu trở thành trọng điểm sản xuất chè chất lượng cao của tỉnh.
Hướng đi mà Công ty TNHH MTV Sông Bôi đang thực hiện cũng là hướng đi chung dành cho các vùng sản xuất chè để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phù hợp với xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại. Theo đề án phát triển sản xuất chè đã được UBND tỉnh phê duyệt, định hướng đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành các vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung có quy mô tương đối lớn gắn với chế biến để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể: dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ phát triển một số vùng sản xuất chè tập trung với tổng diện tích ổn định khoảng 3.200 ha, cho sản lượng mỗi năm khoảng 15.104 tấn chè búp tươi, có khả năng chế biến được 3.200 tấn chè búp khô. Từ năm 2020 - 2030, hàng năm có thể sản xuất ổn định khoảng 48.000 tấn chè búp tươi, chế biến sản xuất khoảng 10.200 tấn chè búp khô phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các nhóm giải pháp về giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè, hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến... Định hướng xuyên suốt là phát triển sản xuất chè ổn định, bền vững theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) đảm bảo ATTP và bảo vệ môi trường sinh thái vùng chè, từ đó đưa cây chè trở thành cây trồng thế mạnh của địa phương, tạo ra sản phẩm chè an toàn có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn.
Anh Đỗ Tiến Dũng, tổ trưởng sản xuất - Đội 6 - Công ty TNHH MTV Sông Bôi cho biết: Cây chè được đầu tư thâm canh cao, sản xuất theo hướng đảm bảo ATTP đã cho hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác tại địa phương. Trung bình năng suất chè tuổi từ năm thứ 7 đến năm thứ 10 đạt khoảng 15 - 25 tấn /ha/năm, cá biệt có những diện tích đạt trên 30 tấn /ha/năm. Thông qua chế biến, giá trị 1 ha chè tuổi từ 7 - 10 mỗi năm cho thu nhập khoảng 250 - 300 triệu đồng /ha. Với hiệu quả kinh tế cao và ổn định, trong thời gian tới, Công ty TNHH MTV Sông Bôi tiếp tục đẩy mạnh trồng chè theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo ATTP, phấn đấu trở thành trọng điểm sản xuất chè chất lượng cao của tỉnh.
Hướng đi mà Công ty TNHH MTV Sông Bôi đang thực hiện cũng là hướng đi chung dành cho các vùng sản xuất chè để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, phù hợp với xu thế phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại. Theo đề án phát triển sản xuất chè đã được UBND tỉnh phê duyệt, định hướng đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành các vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung có quy mô tương đối lớn gắn với chế biến để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể: dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ phát triển một số vùng sản xuất chè tập trung với tổng diện tích ổn định khoảng 3.200 ha, cho sản lượng mỗi năm khoảng 15.104 tấn chè búp tươi, có khả năng chế biến được 3.200 tấn chè búp khô. Từ năm 2020 - 2030, hàng năm có thể sản xuất ổn định khoảng 48.000 tấn chè búp tươi, chế biến sản xuất khoảng 10.200 tấn chè búp khô phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các nhóm giải pháp về giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè, hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến... Định hướng xuyên suốt là phát triển sản xuất chè ổn định, bền vững theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) đảm bảo ATTP và bảo vệ môi trường sinh thái vùng chè, từ đó đưa cây chè trở thành cây trồng thế mạnh của địa phương, tạo ra sản phẩm chè an toàn có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn.
Tại Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn, Bộ NN &PTNT quy định: Chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi được sản xuất phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo ATTP hoặc phù hợp quy trình sản xuất chè an toàn (bao gồm cả sản phẩm) hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo ATTP có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn GAP khác và được chế biến theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ NN &PTNT ban hành và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu ATTP theo quy định. |
Theo Báo Hòa Bình