SXSH – Giải pháp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp
Thứ năm, 28/04/2011
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động như hiện nay, Chính phủ đã đề ra rất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một trong những chương trình nằm trong nhóm giải pháp đó
Trước tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động như hiện nay, Chính phủ đã đề ra rất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một trong những chương trình nằm trong nhóm giải pháp đó
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại lợi ích cả về mặt môi trường. Các doanh nghiệp sau khi áp dụng chương trình SXSH sẽ giảm thiểu các tổn thất về nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng, nhất là trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và giá cả nguyên vật liệu leo thang không ngừng như hiện nay.
Các cơ quan tài chính Nhà nước ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo, dự án mở rộng hoặc hiện đại hóa, mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Do đó, các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn đem lại hình ảnh về một môi trường xanh sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã tạo nên làn sóng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế.
Các hoạt động SXSH sẽ giúp doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh cao hơn, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.Tùy vào điều kiện và phương thức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp để áp dụng những phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Nhà máy Dầu Tân Bình là một đơn vị gây ô nhiễm triền miên, các cấp chính quyền phải nhiều lần nhắc nhở. Khi được phổ biến Chương trình SXSH của Hợp phần CPI (Bộ Công Thương), Nhà máy đã lập tức thành lập Ban SXSH để triển khai thực hiện, rà soát quy trình sản xuất,… Hiện nay, mỗi ngày, Nhà máy giảm khoảng gần 900 m3 nước thải, giảm được 1,5 tấn dầu FO (giảm 15%), lượng khói cũng giảm thải đáng kể, tiết kiệm các chi phí và tạo môi trường sạch ở trong và ngoài Nhà máy.
Công ty Dệt may Thành Công là một doanh nghiêp gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, là đơn vị thuộc diện di dời bắt buộc của Tp. Hồ Chí Minh. Trong quá trình áp dụng SXSH, Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, lắp đặt các hệ thống công tắc treo, đồng hồ đo điện – nước – dầu FO, bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý theo quy trình của SXSH. Sau một thời gian áp dụng, Công ty đã tiết kiệm được gần 13 tỷ đồng về điện và dầu FO, giảm thải ra môi trường trên 10.000 tấn CO2, giá đầu ra của thành phẩm giảm được 10%.
Công ty CP Mía đường Bến Tre, áp dụng chương trình SXSH bằng cách làm lọc bùn bằng vải lọc lưới inox để giảm pol bùn, ước tính giảm khoảng 0,5% so với hiện tại; lắp đặt thêm hệ thống biến tầng tự động điều khiển máy ép để tự động điều chỉnh tốc độ ép phù hợp với lượng mía đưa vào, góp phần tăng thu hồi đường khoảng 63 tấn/năm; thay máy ly tâm đường thành phẩm vận hành thủ công hiện tại bằng máy ly tâm tự động, tăng hiệu suất ly tâm khoảng 1%, tương đương tăng lượng đường thu hồi 100 tấn/năm; cải tạo hệ thống xử lý nước thải để chất lượng nước thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn loại A theo quy định. Tổng trị giá đầu tư cho 4 giải pháp này ước tính khoảng 9 tỷ đồng, tổng giá trị làm lợi 3,5 tỷ đồng/năm, thời gian thu hồi vốn khoảng 2 năm rưỡi. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Công ty Mía đường Bến Tre cho biết: “Qua hơn 1 năm áp dụng chương trình SXSH với các giải pháp nhỏ, bước đầu đầu tư các giải pháp lớn, chúng tôi nhận thấy hiệu quả của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp là rất thiết thực, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng”.
Cũng áp dụng chương trình SXSH, Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản -Vissan đã đầu tư 140 triệu đồng, tập trung vào xưởng giết mổ, kết quả là tiết kiệm 392 triệu đồng/năm, giảm 20% lượng nước thải, 33% tải lượng ô nhiễm hữu cơ, 27% chất thải rắn và giảm đáng kể lượng khí thải. Công ty CP Thực phẩm Thiên Hương đầu tư 840 triệu đồng cho việc lắp đặt hệ thống kiểm tra tiêu thụ nguyên liệu theo 27 chỉ tiêu, giúp tiết kiệm 8.960 triệu đồng/năm, tăng 25% công suất sản xuất, giảm lượng mì vụn từ 9% xuống 3%, giảm 68% lượng nước thải, 30 - 35% tải lượng ô nhiễm hữu cơ và giảm lượng khí thải đáng kể. Cùng áp dụng các giải pháp đó, Công ty Giấy Linh Xuân đã tiết kiệm được 1.400 triệu đồng/năm, giảm 45% lượng nước thải, 20% phát thải khí và 30% chất thải rắn…
Hiệu quả của chương trình SXSH đối với các doanh nghiệp và môi trường sống là rất rõ, thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đầy đủ để mạnh dạn đầu tư do chưa có ý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường, vai trò quản lý của chính quyền về môi trường cũng chưa được chặt chẽ, thiếu tuyên truyền, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia, hoặc là do doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư (đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Một bất cập nữa trong triển khai Chương trình SXSH vào thực tế là sự hạn chế về nhân lực, số lượng người được đào tạo chuyên sâu và các chuyên gia cho các dự án của chương trình là rất ít ỏi. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích cho SXSH, xem xét hỗ trợ, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất phục vụ SXSH bằng cơ chế cho vay vốn ưu đãi; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về lợi ích của chương trình cho các doanh nghiệp nhận thức rõ để từ đó mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh đó, việc đưa ra những chế tài xử lý những doanh nghiệp gây ô nhiễm cũng hết sức cần thiết, vừa tạo được sự công bằng và còn giúp doanh nghiệp ý thức hơn trong công tác bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và phòng chống ô nhiễm môi trường.
Các cơ quan tài chính Nhà nước ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo, dự án mở rộng hoặc hiện đại hóa, mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Do đó, các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn đem lại hình ảnh về một môi trường xanh sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã tạo nên làn sóng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế.
Các hoạt động SXSH sẽ giúp doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh cao hơn, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.Tùy vào điều kiện và phương thức sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp để áp dụng những phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Nhà máy Dầu Tân Bình là một đơn vị gây ô nhiễm triền miên, các cấp chính quyền phải nhiều lần nhắc nhở. Khi được phổ biến Chương trình SXSH của Hợp phần CPI (Bộ Công Thương), Nhà máy đã lập tức thành lập Ban SXSH để triển khai thực hiện, rà soát quy trình sản xuất,… Hiện nay, mỗi ngày, Nhà máy giảm khoảng gần 900 m3 nước thải, giảm được 1,5 tấn dầu FO (giảm 15%), lượng khói cũng giảm thải đáng kể, tiết kiệm các chi phí và tạo môi trường sạch ở trong và ngoài Nhà máy.
Công ty Dệt may Thành Công là một doanh nghiêp gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, là đơn vị thuộc diện di dời bắt buộc của Tp. Hồ Chí Minh. Trong quá trình áp dụng SXSH, Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, lắp đặt các hệ thống công tắc treo, đồng hồ đo điện – nước – dầu FO, bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý theo quy trình của SXSH. Sau một thời gian áp dụng, Công ty đã tiết kiệm được gần 13 tỷ đồng về điện và dầu FO, giảm thải ra môi trường trên 10.000 tấn CO2, giá đầu ra của thành phẩm giảm được 10%.
Hình ảnh trước và sau áp dụng SXSH tại Công ty CP Mía đường Bến Tre |
Công ty CP Mía đường Bến Tre, áp dụng chương trình SXSH bằng cách làm lọc bùn bằng vải lọc lưới inox để giảm pol bùn, ước tính giảm khoảng 0,5% so với hiện tại; lắp đặt thêm hệ thống biến tầng tự động điều khiển máy ép để tự động điều chỉnh tốc độ ép phù hợp với lượng mía đưa vào, góp phần tăng thu hồi đường khoảng 63 tấn/năm; thay máy ly tâm đường thành phẩm vận hành thủ công hiện tại bằng máy ly tâm tự động, tăng hiệu suất ly tâm khoảng 1%, tương đương tăng lượng đường thu hồi 100 tấn/năm; cải tạo hệ thống xử lý nước thải để chất lượng nước thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn loại A theo quy định. Tổng trị giá đầu tư cho 4 giải pháp này ước tính khoảng 9 tỷ đồng, tổng giá trị làm lợi 3,5 tỷ đồng/năm, thời gian thu hồi vốn khoảng 2 năm rưỡi. Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Công ty Mía đường Bến Tre cho biết: “Qua hơn 1 năm áp dụng chương trình SXSH với các giải pháp nhỏ, bước đầu đầu tư các giải pháp lớn, chúng tôi nhận thấy hiệu quả của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp là rất thiết thực, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng”.
Cũng áp dụng chương trình SXSH, Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản -Vissan đã đầu tư 140 triệu đồng, tập trung vào xưởng giết mổ, kết quả là tiết kiệm 392 triệu đồng/năm, giảm 20% lượng nước thải, 33% tải lượng ô nhiễm hữu cơ, 27% chất thải rắn và giảm đáng kể lượng khí thải. Công ty CP Thực phẩm Thiên Hương đầu tư 840 triệu đồng cho việc lắp đặt hệ thống kiểm tra tiêu thụ nguyên liệu theo 27 chỉ tiêu, giúp tiết kiệm 8.960 triệu đồng/năm, tăng 25% công suất sản xuất, giảm lượng mì vụn từ 9% xuống 3%, giảm 68% lượng nước thải, 30 - 35% tải lượng ô nhiễm hữu cơ và giảm lượng khí thải đáng kể. Cùng áp dụng các giải pháp đó, Công ty Giấy Linh Xuân đã tiết kiệm được 1.400 triệu đồng/năm, giảm 45% lượng nước thải, 20% phát thải khí và 30% chất thải rắn…
Hiệu quả của chương trình SXSH đối với các doanh nghiệp và môi trường sống là rất rõ, thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đầy đủ để mạnh dạn đầu tư do chưa có ý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường, vai trò quản lý của chính quyền về môi trường cũng chưa được chặt chẽ, thiếu tuyên truyền, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia, hoặc là do doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư (đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Một bất cập nữa trong triển khai Chương trình SXSH vào thực tế là sự hạn chế về nhân lực, số lượng người được đào tạo chuyên sâu và các chuyên gia cho các dự án của chương trình là rất ít ỏi. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp khuyến khích cho SXSH, xem xét hỗ trợ, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất phục vụ SXSH bằng cơ chế cho vay vốn ưu đãi; đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về lợi ích của chương trình cho các doanh nghiệp nhận thức rõ để từ đó mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh đó, việc đưa ra những chế tài xử lý những doanh nghiệp gây ô nhiễm cũng hết sức cần thiết, vừa tạo được sự công bằng và còn giúp doanh nghiệp ý thức hơn trong công tác bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và phòng chống ô nhiễm môi trường.
Mã Phượng