Bình Dương: Doanh nghiệp cần đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, phù hợp
Thứ sáu, 18/03/2016
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Bước vào cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, các DN vừa và nhỏ của Việt Nam nói chung và tại Bình Dương nói riêng vẫn đang rất cần sự hỗ trợ về vốn để đầu tư công nghệ hiện đại, phát triển sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Bước vào cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, các DN vừa và nhỏ của Việt Nam nói chung và tại Bình Dương nói riêng vẫn đang rất cần sự hỗ trợ về vốn để đầu tư công nghệ hiện đại, phát triển sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.
Đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ
Sau một thời gian tìm hiểu và nắm bắt thông tin, cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, hiện đang là lúc DN phải xây dựng cho mình những chiến lược thích ứng phù hợp. Bình Dương là tỉnh thu hút số lượng lớn DN trong nước và nước ngoài đến đầu tư. Để đón đầu đơn hàng, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất và mở rộng sản xuất.
Ông Phan Thành Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương (TX.Thuận An) cho biết, theo tiến độ giao hàng cho khách hàng cũng như đón đầu những hợp đồng mới từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, công ty đã cho bảo trì máy móc thiết bị, triển khai hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo công nhân, đồng thời lập kế hoạch sản xuất từng quý, từng tháng ở từng xí nghiệp… chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho sản xuất. Còn theo ông Nguyễn Văn Lương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (TX.Thuận An), năm 2016 công ty tiếp tục đầu tư một số máy móc thiết bị như máy may, máy cắt tự động; đồng thời tiếp tục hợp lý hóa sản xuất, áp dụng những phương pháp sản xuất mới như sản xuất tinh gọn, đơn giản hóa thao tác của người lao động, áp dụng một số dụng cụ hỗ trợ trong sản xuất và máy móc thiết bị tự động hóa giúp công nhân tăng năng suất lao động…
Với việc chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ cùng với những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại sẽ là điều kiện thuận lợi để DN phát triển sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam tham gia có hiệu lực, các DN sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, nhất là đối với DN vừa và nhỏ.
DN vừa và nhỏ cần vốn đầu tư công nghệ
Hiện nay, DN vừa và nhỏ chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có hàng ngàn DN vừa và nhỏ phải ngừng hoạt động do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do năng lực cạnh tranh của DN còn yếu kém. Thực tế, do những hạn chế về vốn nên các DN vừa và nhỏ khó tiếp cận tín dụng (do tài sản thế chấp nhỏ hoặc không có) để thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, dẫn đến chất lượng sản phẩm kém và giá thành sản phẩm cao.
Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng phòng Công nghiệp Sở Công thương cho biết, hiện nay DN trong nước chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Tham gia vào AEC và TPP, các DN này cần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cùng với đó thay đổi, đầu tư thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay, các DN vừa và nhỏ gặp khó khăn về vốn do máy móc, dây chuyền sản xuất đã lạc hậu nên khó bán để đầu tư trở lại...
Theo ông Nguyễn Chính Hải, Giám đốc Công ty TNHH An Hà (TX.Thuận An), để nâng cao năng suất lao động cần phải cải tiến máy móc, đầu tư công nghệ hiện đại. Thực tế, hiện nay năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp. Trong khi đó, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do đòi hỏi chúng ta phải đầu tư công nghệ để sánh tầm với các nước thành viên. Ông Hải chia sẻ thêm, thời gian qua lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách đẩy nhanh cái cách thủ tục hành chính. Ông cũng rất mong bộ máy hành chính cấp xã, huyện cải cách thủ tục mạnh hơn nữa để tạo thuận lợi cho DN đầu tư làm ăn lâu dài tại địa phương.
Phải khẳng định rằng, các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế của nước ta nói chung. Tuy nhiên, khó khăn cho các DN vừa và nhỏ đang rất lớn. Theo Thạc sĩ Hà Lâm Oanh, trường Đại học Thủ Dầu Một, việc hỗ trợ tiếp cận vốn cho DN để phát triển trong bối cảnh AEC và TPP có hiệu lực được xem là một trong những nhiệm vụ cần sớm thực hiện. Để tháo gỡ khó khăn này, chúng ta cần xây dựng một thị trường vốn ổn định và cân bằng với chức năng cung cấp nhiều nguồn vốn cho DN vừa và nhỏ. Những năm gần đây, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để tăng cường hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ như việc tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém và mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, làm sạch và lành mạnh hóa thị trường vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, trong sự phát triển thị trường vốn ổn định và lâu dài sau này, Chính phủ cần có sự nỗ lực mạnh hơn nữa để phát triển và nâng cao hiệu quả những kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường phát sinh và bảo hiểm; từ đó giúp DN tháo gỡ khó khăn trong việc tìm nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh... Nếu làm được điều này, các DN vừa và nhỏ có nguồn vốn dồi dào để đầu tư sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh với DN vừa và nhỏ khác trong khu vực ASEAN và các nước thành viên TPP.
Sau một thời gian tìm hiểu và nắm bắt thông tin, cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, hiện đang là lúc DN phải xây dựng cho mình những chiến lược thích ứng phù hợp. Bình Dương là tỉnh thu hút số lượng lớn DN trong nước và nước ngoài đến đầu tư. Để đón đầu đơn hàng, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất và mở rộng sản xuất.
Ông Phan Thành Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương (TX.Thuận An) cho biết, theo tiến độ giao hàng cho khách hàng cũng như đón đầu những hợp đồng mới từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, công ty đã cho bảo trì máy móc thiết bị, triển khai hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo công nhân, đồng thời lập kế hoạch sản xuất từng quý, từng tháng ở từng xí nghiệp… chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho sản xuất. Còn theo ông Nguyễn Văn Lương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (TX.Thuận An), năm 2016 công ty tiếp tục đầu tư một số máy móc thiết bị như máy may, máy cắt tự động; đồng thời tiếp tục hợp lý hóa sản xuất, áp dụng những phương pháp sản xuất mới như sản xuất tinh gọn, đơn giản hóa thao tác của người lao động, áp dụng một số dụng cụ hỗ trợ trong sản xuất và máy móc thiết bị tự động hóa giúp công nhân tăng năng suất lao động…
Với việc chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ cùng với những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mang lại sẽ là điều kiện thuận lợi để DN phát triển sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam tham gia có hiệu lực, các DN sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, nhất là đối với DN vừa và nhỏ.
DN vừa và nhỏ cần vốn đầu tư công nghệ
Hiện nay, DN vừa và nhỏ chiếm đa số và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có hàng ngàn DN vừa và nhỏ phải ngừng hoạt động do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do năng lực cạnh tranh của DN còn yếu kém. Thực tế, do những hạn chế về vốn nên các DN vừa và nhỏ khó tiếp cận tín dụng (do tài sản thế chấp nhỏ hoặc không có) để thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, dẫn đến chất lượng sản phẩm kém và giá thành sản phẩm cao.
Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng phòng Công nghiệp Sở Công thương cho biết, hiện nay DN trong nước chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Tham gia vào AEC và TPP, các DN này cần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cùng với đó thay đổi, đầu tư thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay, các DN vừa và nhỏ gặp khó khăn về vốn do máy móc, dây chuyền sản xuất đã lạc hậu nên khó bán để đầu tư trở lại...
Theo ông Nguyễn Chính Hải, Giám đốc Công ty TNHH An Hà (TX.Thuận An), để nâng cao năng suất lao động cần phải cải tiến máy móc, đầu tư công nghệ hiện đại. Thực tế, hiện nay năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp. Trong khi đó, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do đòi hỏi chúng ta phải đầu tư công nghệ để sánh tầm với các nước thành viên. Ông Hải chia sẻ thêm, thời gian qua lãnh đạo tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách đẩy nhanh cái cách thủ tục hành chính. Ông cũng rất mong bộ máy hành chính cấp xã, huyện cải cách thủ tục mạnh hơn nữa để tạo thuận lợi cho DN đầu tư làm ăn lâu dài tại địa phương.
Phải khẳng định rằng, các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế của nước ta nói chung. Tuy nhiên, khó khăn cho các DN vừa và nhỏ đang rất lớn. Theo Thạc sĩ Hà Lâm Oanh, trường Đại học Thủ Dầu Một, việc hỗ trợ tiếp cận vốn cho DN để phát triển trong bối cảnh AEC và TPP có hiệu lực được xem là một trong những nhiệm vụ cần sớm thực hiện. Để tháo gỡ khó khăn này, chúng ta cần xây dựng một thị trường vốn ổn định và cân bằng với chức năng cung cấp nhiều nguồn vốn cho DN vừa và nhỏ. Những năm gần đây, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để tăng cường hỗ trợ vốn cho các DN vừa và nhỏ như việc tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém và mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, làm sạch và lành mạnh hóa thị trường vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, trong sự phát triển thị trường vốn ổn định và lâu dài sau này, Chính phủ cần có sự nỗ lực mạnh hơn nữa để phát triển và nâng cao hiệu quả những kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường phát sinh và bảo hiểm; từ đó giúp DN tháo gỡ khó khăn trong việc tìm nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh... Nếu làm được điều này, các DN vừa và nhỏ có nguồn vốn dồi dào để đầu tư sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh với DN vừa và nhỏ khác trong khu vực ASEAN và các nước thành viên TPP.