Để khoa học công nghệ trở thành trợ lực phát triển cho các ngành công nghiệp
Thứ ba, 07/08/2018
Để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơ quan quản lý Nhà nước đang từng bước hoàn thiện chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơ quan quản lý Nhà nước đang từng bước hoàn thiện chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Ảnh minh họa
Theo tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ Công Thương), Bộ KH&CN và Bộ Tài chính đã nỗ lực phối hợp và ban hành nhiều văn bản nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý KH&CN theo tinh thần đổi mới, gắn nhiệm vụ nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số cơ chế gắn dự án KH&CN với dự án đầu tư phát triển đang gặp khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện do tiến độ phê duyệt dự án KH&CN thường chậm so với tiến độ thực hiện; lỗ hổng chính sách cũng có thể trở thành rào cản gây khó khăn đối với áp dụng, nhân rộng thành tựu KH&CN.
Để khắc phục vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến - Trưởng ban Khoa học - công nghệ PVN đã chia sẻ: “để phát huy tối đa tiềm lực KH&CN, PVN kiến nghị với các bộ, ngành xem xét chỉnh sửa luật hoặc có nghị định, các văn bản pháp luật hướng dẫn phù hợp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho hoạt động, tổ chức KH&CN của DN. Bên cạnh đó, cần liên tục rà soát các quy định pháp luật để giảm sự chồng chéo, không đồng bộ. Đồng thời, tăng cường lấy ý kiến các DN trong quá trình xây dựng, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan.”
Bên cạnh những hỗ trợ về mặt chính sách, nguồn kinh phí hỗ trợ từ các hoạt động khuyến công cũng là một trong những nguồn động lực xúc tiến phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp. Một điển hình là mô hình hoạt động khuyến công tại Thái Nguyên. Tính từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên đã có khoảng 70 đề án về “Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại”, giúp các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đầu tư hoàn thiện dây chuyền và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm, chủ động đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, điển hình như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Bằng nguồn kinh phí của mình, hàng năm, Tập đoàn đã giao cho các đơn vị thành viên thực hiện khoảng trên 50 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng/năm. Tập đoàn đã nghiên cứu và làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến như: công nghệ khai thác dầu khí trong các đối tượng móng nứt nẻ trước đệ tam; công nghệ khai thác thứ cấp và các giải pháp thu hồi tam cấp nhằm gia tăng thu hồi dầu khí (EOR) của các mỏ đang khai thác; nghiên cứu phát triển các loại phụ gia, chất xúc tác sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học…
Nhìn chung, thông qua những chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng và tinh thần chủ động của doanh nghiệp, những thành tựu về khoa học công nghệ sẽ trở thành nguồn động lực không nhỏ để thúc đẩy ngành công nghiệp nước ta phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà trên cả thị trường quốc tế.
Để khắc phục vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến - Trưởng ban Khoa học - công nghệ PVN đã chia sẻ: “để phát huy tối đa tiềm lực KH&CN, PVN kiến nghị với các bộ, ngành xem xét chỉnh sửa luật hoặc có nghị định, các văn bản pháp luật hướng dẫn phù hợp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho hoạt động, tổ chức KH&CN của DN. Bên cạnh đó, cần liên tục rà soát các quy định pháp luật để giảm sự chồng chéo, không đồng bộ. Đồng thời, tăng cường lấy ý kiến các DN trong quá trình xây dựng, sửa đổi các quy định pháp luật liên quan.”
Bên cạnh những hỗ trợ về mặt chính sách, nguồn kinh phí hỗ trợ từ các hoạt động khuyến công cũng là một trong những nguồn động lực xúc tiến phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp. Một điển hình là mô hình hoạt động khuyến công tại Thái Nguyên. Tính từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên đã có khoảng 70 đề án về “Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại”, giúp các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đầu tư hoàn thiện dây chuyền và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm, chủ động đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, điển hình như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Bằng nguồn kinh phí của mình, hàng năm, Tập đoàn đã giao cho các đơn vị thành viên thực hiện khoảng trên 50 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng/năm. Tập đoàn đã nghiên cứu và làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến như: công nghệ khai thác dầu khí trong các đối tượng móng nứt nẻ trước đệ tam; công nghệ khai thác thứ cấp và các giải pháp thu hồi tam cấp nhằm gia tăng thu hồi dầu khí (EOR) của các mỏ đang khai thác; nghiên cứu phát triển các loại phụ gia, chất xúc tác sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học…
Nhìn chung, thông qua những chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng và tinh thần chủ động của doanh nghiệp, những thành tựu về khoa học công nghệ sẽ trở thành nguồn động lực không nhỏ để thúc đẩy ngành công nghiệp nước ta phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà trên cả thị trường quốc tế.
Văn phòng SXSH và SXTDBV tổng hợp