[In trang]
Siemens: Chuyển giao công nghệ ngành điện để tạo ra giá trị bền vững
Thứ tư, 08/08/2018
Tại Việt Nam, về lĩnh vực phát điện, đến nay Siemens đóng góp khoảng 11% trong tổng sản lượng điện hàng năm của cả nước. Siemens là nhà cung cấp, xây dựng và bảo trì các nhà máy nhiệt điện khí hiệu quả cao và thân thiện với môi trường nhất tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, về lĩnh vực phát điện, đến nay Siemens đóng góp khoảng 11% trong tổng sản lượng điện hàng năm của cả nước. Siemens là nhà cung cấp, xây dựng và bảo trì các nhà máy nhiệt điện khí hiệu quả cao và thân thiện với môi trường nhất tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Thị trường Đông Nam Á luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Siemens về lĩnh vực sản xuất điện, trong đó Việt Nam đã sớm trở thành đối tác tin cậy của Siemens với 20 năm hợp tác; các nhà máy điện do Siemens xây dựng và bảo trì ở Việt Nam đã góp phần sản xuất hơn 155 tỷ kWh.
 
Để đạt được thành quả trên, Siemens đã không ngừng đầu tư, chuyển giao công nghệ mới và tham gia xây dựng một số dự án điện nguồn tại Việt Nam. Tiêu biểu như áp dụng công nghệ in 3D trong việc sản xuất và lắp đặt tua bin khí cho các nhà máy nhiệt điện tại nước ta.
 
Sản phẩm tua bin được sản xuất từ dây chuyền công nghệ in 3D mang nhiều ưu thế hơn so với các sản phẩn thông thường. Nhóm kỹ sư Siemens đã lắp đặt các cánh tuabin có tính chịu nhiệt cao được chế tạo từ công nghệ in 3D với thành phần là bột đa tinh thể siêu mịn của hợp kim niken trong một loại tuabin khí công nghiệp mã SGT-400 có công suất 13 Mega Wat. Sau đó họ đưa chúng hoạt động trong những điều kiện bình thường mà chúng phải đối mặt trong môi trường làm việc, ví dụ như xảy ra áp suất cao, nhiệt độ cực cao, và lực ly tâm. Với toàn bộ sức mạnh, cánh quạt xoay với vận tốc 1.600 km/h đồng thời kéo tải đến 11 tấn. Chúng cũng phải chịu được nhiệt độ cao vì bị bao phủ bởi luồng khí có nhiệt độ lên đến 1.250 độ C khi tuabin chạy đầy tải (full-load).
 
Ngoài ra, nhằm mục đích đào tạo cán bộ để phục vụ chu những dự án nhà máy điện Siemens đã nhận thầu tại Việt Nam, Tập đoàn Siemens đã thành lập “Trung tâm kỹ sư giám sát quản lý công trình cho nhà máy điện”. Tại đây, Các kỹ sư Việt Nam có cơ hội tốt để được học hỏi và thực hành tại một trong những ngành công nghệ phức tạp nhất là nhà máy điện tuốc bin khí chu trình kết hợp. 
 
Hiện nay, các tua bin gió của Siemens đang được sử dụng cho nhiều nhà máy nhiệt điện trên cả nước, tiêu biểu như: 
 
- Nhà máy Phú Mỹ 2.1 mở rộng với công suất 278MW cho Tập đoàn Điện lực với hơn 130.000 giờ vận hành và sản xuất hơn 30 tỷ kWh điện; 
- Nhà máy điện chu trình kết hợp Phú Mỹ 3 với công suất 740MW – nhà máy điện BOT nước ngoài đầu tiên ở VN và sử dụng công nghệ thế hệ F tiên tiến hiệu suất nhiệt cao đến 57%. Từ lúc hoàn thành năm 2004 đến nay nhà máy này đã vận hành khoảng 125,000 giờ sản xuất khoảng 60 tỷ kWh điện;
- Nhà máy Nhiệt điện chu trình kết hợp Cà Mau 1&2 với tổng công suất 1.500MW – công trình trọng điểm quốc gia trong cụm khí điện đạm Cà Mau. Nhà máy sử dụng công nghệ thế hệ F tiên tiến hiệu suất nhiệt cao trên 57%. Đến nay nhà máy này đã vận hành 75.000 giờ sản xuất đạt mốc hơn 75 tỷ kWh điện.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Thomas Hagedorn - Giám đốc Bán hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Ban Nguồn điện, Tập đoàn Siemens - cho biết: “Với công nghệ tua bin hàng đầu thế giới và với kinh nghiệm hoạt động trên 170 năm, chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ ngành sản xuất điện của Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng do tăng trưởng kinh tế và tăng dân số. Đặc biệt chúng tôi còn có thể sắp xếp tài chính cho các dự án điện lớn của Việt Nam.”
Văn phòng SXSH và SXTDBV tổng hợp