Ngày 20/04/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tin hoạt động

Nâng cao năng lực cho chuyên gia tư vấn sản xuất sạch hơn tại các tỉnh, thành phố

00:00 - 11/12/2017
Năm 2016, Bộ Công Thương đã hỗ trợ đào tạo chuyên sâu cho 30 cán bộ tư vấn về kỹ năng đánh giá sản xuất sạch hơn và thực hiện đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn cho 18 nhà máy. Sau khóa học, đã có 27 học viên được chứng nhận có 18 báo cáo đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn đã được thực hiện. 
 
 
Hình 1: Phân bổ học viên tham dự Chương trình
 
Trong số 30 học viên, 70% là cán bộ của các trung tâm khuyến công và trung tâm tiết kiệm năng lượng; 15% là các chuyên gia tư vấn độc lập. Ngoài ra còn có các cán bộ quản lý thuộc các phòng ban của Sở Công Thương và cán bộ đang làm việc tại các nhà máy.


Khóa học gồm 2 đợt, xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành nhằm đảm bảo các học viên nâng cao được kỹ năng tư vấn thực tế.

Xen kẽ giữa 2 đợt là 2 tháng thực hành tư vấn Sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp. Trước đó, các học viên được đi thực tế tại Công ty CP Cao su Phước Hòa, tham quan và áp dụng một số kỹ năng cơ bản đã được tập huấn như kỹ năng quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin.




Hình 2: Giảng viên hướng dẫn trực tiếp tại doanh nghiệp


Sau khóa tập huấn, đã có 18 báo cáo đánh giá SXSH tại 18 nhà máy do học viên thực hiện và hoàn thiện với sự hướng dẫn của giảng viên. Trong đó có 6 nhà máy chế biến thực phẩm, nhà nhà máy chế biến giấy, 3 nhà máy chế biến gỗ và 6 nhà máy khác gồm: Dệt may, xay xát, sản xuất phân bón, sản xuất củi trấu và sản xuất giầy.



Hình 3: Phân bổ báo cáo đánh giá nhanh theo ngành sản xuất


Các đánh giá sản xuất sạch hơn tại 18 nhà máy cho thấy, các tổn thất trong dòng thải thường là tổn thất về nước (ví dụ: Vòi nước bị rò rỉ ở một số khu vực, quá trình rửa nguyên liệu còn gây nhiều lãng phí), tổn thất về năng lượng do ống dẫn hơi bị hỏng bảo ôn, không được bảo ôn lại, sử dụng động cơ chưa hiệu quả…

Các học viên đã đề xuất được 227 giải pháp nhằm giảm định mức sử dụng nguyên, nhiên vật liệu. Trong đó đã phân tích khả thi sơ bộ cho 60 giải pháp có đầu tư lớn, ước tính giá trị đầu tư 3,5 tỷ đồng, tiết kiệm 4,5 tỷ đồng từ việc giảm tiêu thụ hàng năm ít nhất là 1,2 GWh điện, 144 tấn dầu FO, 30 tấn gas, 996 tấn củi phế và 34m3 nước.

Một số giải pháp điển hình như: 

• Thu hồi nước thải sau khi giải nhiệt làm nguội sản phẩm, tại nhà máy sản xuất các loại đồ hộp xuất khẩu, đầu tư 132 triệu đồng, tiết kiệm 120 triệu đồng/năm, thời gian hoàn vốn là 13 tháng; 

• Lắp biến tần và lắp van khóa đầu hút cho quạt hút bụi 40 mã lực tại công ty sản xuất gỗ, đầu tư 40 triệu đồng, tiết kiệm 49 triệu đồng, thời gian hoàn vốn 10 tháng.

Chương trình tập huấn đã nâng cao năng lực cho 34 học viên, hỗ trợ cho việc thực hiện sản xuất sạch hơn của các Sở Công Thương, trung tâm khuyến công và phát triển công nghiệp, các đơn vị tư vấn độc lập và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại các tỉnh An Giang, Bắc Giang, Bạc Liêu, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Long An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh và Vĩnh Long.

Minh Công