Ngày 23/04/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Sản xuất bền vững

Đồng Tháp: Sản xuất sạch hơn góp phần cải thiện hiệu suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

10:20 - 15/11/2019
Sản xuất sạch hơn (SXSH) là hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, năng lượng và làm giảm việc tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng. SXSH giúp cho cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường và đó cũng là cách để nâng cao vị trí cạnh tranh của cơ sở.

Quy trình xử lý nước thải ứng dụng công nghệ sinh học hiếu khí của Cơ sở sản xuất bún Chương Oanh
Thực tế cho thấy, bất kỳ một quá trình sản xuất công nghiệp nào cũng đều phát sinh chất thải và gây ô nhiễm cho môi trường, việc tối ưu hóa các quy trình sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững trong các ngành công nghiệp.
Để thúc đẩy quá trình sản xuất sạch hơn đạt hiệu quả, thời gian qua, tỉnh đã có những giải pháp, chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, cải tạo hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. Nhằm khuyến khích áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, Sở Công Thương đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 87/KH-SCT ngày 14/1/2019 về thực hiện nhiệm vụ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2019.
Vừa qua, đoàn công tác Sở Công Thương đã tiến hành nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở sản xuất bún Chương Oanh (tổ 5, ấp An Nghiệp, xã An Bình, huyện Cao Lãnh). Buổi nghiệm thu có sự tham gia của Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã An Bình. Theo đó, Sở Công Thương hỗ trợ cơ sở sản xuất bún Chương Oanh thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún có công suất 10m3/ngày đêm với tổng kinh phí thực hiện gần 194 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ là 50 triệu đồng, vốn đối ứng của cơ sở gần 144 triệu đồng).
Việc xử lý nước thải áp dụng cho ngành sản xuất bột đã được thực hiện phổ biến trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Với mục tiêu phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất bún Chương Oanh tiến hành thực hiện xử lý nước thải trước khi xả thải vào môi trường. Nước thải sau qua xử lý đảm bảo đạt loại A theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
 Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải áp dụng Công nghệ sinh học hiếu khí do Cơ sở sản xuất bún Chương Oanh đầu tư xây dựng là: xử lý triệt để được các chất ô nhiễm trong nước thải BOD5,COD, TSS, N,P...; công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, tự động hóa cao, chi phí đầu tư xây dựng thấp. Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp, các chỉ tiêu pH, BOD5, COD,TSS,Coliform... trong nước thải của cơ sở sau khi xử lý đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A).
Ngoài mục đích xử lý nước thải góp phần giảm ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất, lợi ích của SXSH còn góp phần cải thiện hiệu suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn. Hạn chế thất thoát, lãng phí. Tiết kiệm chi phí sản xuất cho DN; tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; tạo ra các sản phẩm mới, nâng cao giá trị bán thành phẩm; giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải. SXSH còn góp phần xây dựng hình ảnh DN tốt hơn đối với đối tác và cộng đồng xã hội, cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động cho công nhân.
Theo Báo Đồng Tháp