Ngày 29/03/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Sản xuất bền vững

"Xanh” hơn trong sản xuất

13:52 - 01/10/2019
Rất nhiều DN đã và đang hướng tới sản xuất xanh, một kiểu sản xuất thân thiện hơn với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng đây có thể là trở ngại đối với DN nhỏ và vừa nên cần được sự khuyến khích.
Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều chương trình hành động nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, năng lượng... và mọi khâu sản xuất công nghiệp đều được khuyến khích áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn. Cách làm này không những giúp hạn chế hậu quả về ô nhiễm môi trường mà còn giúp các DN tiết kiệm chi phí, phát triển bền vững, tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho người lao động, từ đó năng suất lao động tăng cao hơn theo đúng xu hướng của thế giới… Điều này sẽ giúp DN trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác và thu được nhiều đơn hàng hơn.
Đặc biệt, nhiều DN chia sẻ, để “chen chân” vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành bạn hàng và đối tác của các tập đoàn đa quốc gia, DN không chỉ phải đáp ứng chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, thời gian giao hàng, mà DN còn phải đảm bảo đúng các tiêu chí về môi trường làm việc, người lao động, vệ sinh môi trường… Vì thế, rất nhiều DN đã phải nỗ lực để thay đổi và cải tiến môi trường sản xuất, áp dụng theo các tiêu chuẩn và hệ thống quản trị quốc tế, hiện đại như 5S, Kaizen…
Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng với các DN quy mô nhỏ và vừa, việc áp dụng các mô hình sản xuất lại gặp nhiều trở ngại bởi chi phí tài chính. Bởi muốn thay đổi, các DN sẽ phải thay đổi về quy trình sản xuất, điều chỉnh hệ thống máy móc, công nghệ, thậm chí là phải đào tạo lại hệ thống nhân lực. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, DN vẫn nên thay đổi vì lợi ích lâu dài cho chính DN. Do đó, Nhà nước và các cơ quan quản lý nên dành sự quan tâm đúng mức hơn về vấn đề này, như hỗ trợ cho các DN chủ động đổi mới về lãi suất vay vốn, hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới…
Ngoài ra, để khuyến khích các DN mau chóng và quyết tâm chuyển đối sang sản xuất “xanh”, người tiêu dùng nên tìm hiểu và lựa chọn những DN đã có ý thức và đầu tư vào sản phẩm xanh, có lợi cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đối với các cơ quan quản lý, DN thực hiện sản xuất sạch, có biện pháp bảo vệ môi trường sẽ là một yếu tố quan trọng để xem xét cho phép áp dụng các ưu đãi về vốn, chính sách.
Theo Báo Hải quan online