Ngày 28/03/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Sản xuất bền vững

Kết quả KTNL Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)

11:03 - 29/07/2019
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam(PVN), vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đóng vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển của ngành hóa dầu tại Việt Nam. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Khí hóa lỏng LPG, propylene, polypropylene, nhiên liệu phản lực/JA1, dầu hỏa/kerosen, xăng A92/A95, dầu diesel, dầu nhiêu liệu FO. 
 Các chuyên gia Kiểm toán năng lượng làm việc tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Tình hình sản xuất
Với công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô (tương đương 148.000 thùng/ngày),  hàng năm, BSR sản xuất khoảng 6,2 triệu tấn sản phẩm và đáp ứng khoảng 30-40% nhu cầu sản phẩm xăng dầu của Việt Nam.
Tiềm năng TKNL
Kết quả kiểm toán năng lượng cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn là rất lớn. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất cho nhà máy, với chi phí đầu tư dự kiến sơ bộ khoảng 78,2 triệu USD, công ty có tiềm năng tiết kiệm được 27,3 Gcal/h nhiên liệu và 22,5 MW điện năng, tương đương 51,4 triệu USD. 
Các giải pháp TKNL tiêu biểu 
Sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng, đơn vị kiểm toán đã đề xuất 25 giải pháp bao gồm lắp đặt thêm bộ tách nóng, thu hồi và tận dụng nhiệt thải và sử dụng hệ thống phát điện độc lập PRT. 
Giải pháp 1: Lắp đặt thêm bộ tách ở nhiệt độ cao  - NHT
Hiện trạng 
Dòng sản phẩm hydrocacbon sau khi ra khỏi thiết bị phản ứng có nhiệt độ khoảng 329oC, được thu nhiệt với dòng nguyên liệu đầu vào tại E-1201A-H và tiếp tục được làm mát bằng không khí tại E-1202A/B (công suất giải nhiệt khoảng 5 mmkcal/giờ) xuống còn 48oC, trước khi chuyển đến thiết bị tách lỏng-khí D-1203.
Dự kiến sau khi áp dụng
Xem xét lắp đặt thiết bị tách ở nhiệt độ cao sau khi dòng sản phẩm hydrocacbon từ thiết bị phản ứng được thu hồi nhiệt tại E-1201A-H thành dòng lỏng và dòng khí. Dòng khí tiếp tục được làm nguội bằng thiết bị trao đổi nhiệt bằng không khí E1202A/B, được tách tiếp tục tại thiết bị tách ở nhiệt độ thấp  D1203. Dòng lỏng nóng từ thiết bị tách ở nhiệt độ cao sẽ kết hợp với dòng lỏng từ D1203 và được tiếp tục gia nhiệt trước khi đưa vào tháp T1201.
Hiệu quả cải thiện
Nhiên liệu tiết kiệm: 0,96 Gcal/hChi phí đầu tư: 770.000 USD
Chi phí tiết kiệm: 859.000 USDThời gian hoàn vốn: 0,9 năm
Giải pháp 2: Nâng nhiệt độ cho nguyên liệu Debutanizer từ dòng sản phẩm của thiết bị phản ứng R-1301/2/3/4
Hiện trạng 
Dòng sản phẩm hydrocacbon từ thiết bị phản ứng R-1301/2/3/4 có nhiệt độ 495oC được trao đổi nhiệt với dòng nguyên liệu đầu vào tại các thiết bị E-1301/1302, nhiệt độ giảm xuống 114oC, sau đó tiếp tục được giải nhiệt tại thiết bị làm mát bằng không khí E-1303A-H (công suất giải nhiệt khoảng 12.11 mmkcal/giờ) xuống còn 43oC, trước khi vào thiết bị tách lỏng hơi D-1301.
Dự kiến sau khi áp dụng
Xem xét lắp đặt thêm thiết bị trao đổi nhiệt, tận dụng nhiệt của dòng sản phẩm hydrocacbon từ thiết bị phản ứng R-1301/2/3/4 sau khi trao đổi nhiệt với E-1301/02 để gia nhiệt cho dòng nguyên liệu Debutanizer, thay thế cho dòng có nhiệt độ cao từ đáy tháp Debutanizer.  Dòng có nhiệt độ cao từ đáy tháp Debutanizer sẽ được sử dụng để gia nhiệt cho đáy tháp Ligh-Heavy Naphtha Slipter/T-1202, thay thế cho việc sử dụng hơi nước trung áp MPS.
Hiệu quả cải thiện
Năng lượng tiết kiệm: 1.129 toe/nămChi phí đầu tư: 1,155 triệu USD
Chi phí tiết kiệm: 650.000 USDThời gian hoàn vốn: 1,78 năm
Giải pháp 3: Nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu tại lò đốt - CDU bằng lớp sơn/phủ bên trong tường lò
Hiện trạng 
Hiện tại, lò đốt gia nhiệt dầu thô (H-1101) được cách nhiệt bằng gạch chịu lửa, nhằm giảm thiểu mất mát nhiệt ra môi trường.
Dự kiến sau khi áp dụng
Xem xét áp dụng giải pháp sơn phủ bề mặt bên trong tường lò bằng vật liệu “High emissivity coating” giúp tăng hệ số độ bức xạ nhiệt, khả năng hấp thụ nhiệt và giảm thất thoát nhiệt ra bên ngoài, nhằm tăng hiệu suất nhiệt của nhiên liệu đốt từ 1-3%. Mỗi 1% hiệu suất nhiệt tăng lên sẽ làm giảm tiêu thụ nhiên liệu khoảng 0.9 mmkcal/giờ
Hiệu quả cải thiện
Nhiên liệu tiết kiệm: 0,9 Gcal/hChi phí đầu tư: 0,619 triệu USD
Chi phí tiết kiệm: 1,9 triệu USDThời gian hoàn vốn: 1,9 năm
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là một trong 10 doanh nghiệp được lựa chọn để thực hiện chương trình kiểm toán năng lượng trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA).
Tổng công ty Bảo dưỡng-Sửa chữa công trình dầu khí (PVMR) đã phối hợp với các chuyên gia năng lượng Hàn Quốc tiến hành kiểm toán năng lượng tại BSR trong tháng 12/2018. 
Văn phòng SXSH & SXTDBV tổng hợp