Ngày 29/03/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Sản xuất bền vững

Nhà máy sinh khối đầu tiên trên thế giới thu giữ các-bon

15:52 - 15/03/2019
Drax của Anh đã bắt đầu thu giữ CO2 tại nhà máy điện đốt bằng gỗ ở Bắc Yorkshire. Đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới mà nhà máy điện Drax mong muốn có thể hướng đến nhà máy phát điện khí thải “các-bon âm” trong tương lai.
Toàn cảnh nhà máy điện Drax ở Drax, miền Bắc nước Anh vào ngày 16/2/2011
Các công ty năng lượng đang tìm cách giảm lượng khí thải CO2, đồng thời tạo nguồn cung cấp điện liên tục khi các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời bị hạn chế bởi thời tiết.
Theo dự kiến, dự án thu và giữ các-bon năng lượng sinh học thí điểm ​​sẽ thu được một tấn CO2 mỗi ngày và Drax cũng sẽ tìm cách lưu trữ và sử dụng CO2 thu được.
“Công nghệ cải tiến này có thể sẽ đạt được những bước tiến lớn trong nỗ lực của chúng tôi trong việc giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu trong khi khởi đầu một ngành công nghiệp tiên tiến hoàn toàn mới ở Anh”, ông Claire Perry - Bộ trưởng năng lượng và tăng trưởng sạch Anh cho biết.
Theo Drax, đây là dự án đầu tiên trên thế giới thu được lượng khí thải các-bon từ một nhà máy sinh khối.
Thu giữ, lưu trữ và sử dụng các-bon (CCSU) liên quan đến việc thu khí thải từ các nhà máy điện và công nghiệp sẽ cho phép chúng được nén và lưu trữ để sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như sản xuất đồ uống có ga.
Các nhà khoa học khí hậu cho biết công nghệ này có thể sẽ cần thiết cho việc đáp ứng thỏa thuận khí hậu quốc tế Paris nhằm cố gắng hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đến 1,5 độ C.
Những nỗ lực trước đây để thu giữ và lưu trữ khí thải dưới lòng đất (CCS) ở châu Âu phần lớn đã thất bại. Một chương trình của Liên minh châu Âu hồi năm 2012 đã không tiếp tục tài trợ cho một dự án CCS duy nhất và một chương trình hỗ trợ của Anh đã bị hủy bỏ vào năm 2015.
Tuy nhiên, mong muốn tìm ra cách sử dụng CO2, thay vì chỉ đơn giản là lưu trữ CO2 sẽ giúp công nghệ này trở nên khả thi hơn về mặt kinh tế.
Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường