Ngày 29/03/2024
Đồng Nai ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2022 – 2030  -  Sắp diễn ra Giải chạy “Race for Green Life - Lối sống xanh cho một tương lai bền vững”  -  Ngành Công Thương triển khai đồng bộ giải pháp hiện thực hóa cam kết tại COP 26  -  Ba ưu tiên tài trợ chống biến đổi khí hậu cho khu vực Đông Nam Á  -  Cải thiện nồi hơi giúp giảm gần 1,3 tỷ đồng chi phí nhiên liệu năm tại Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi  

Tiêu dùng bền vững

DN nhựa chuyển đổi sang sản xuất “xanh” để bắt kịp xu hướng tiêu dùng “xanh”

16:10 - 31/10/2018
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất nhựa đang hoạt động. Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhựa được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 12% – 15%. Thị trường Mỹ, châu  Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Asean vẫn được xác định là thị trường chủ lực của doanh nghiệp nhựa xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã và đang áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu sản phẩm nhựa không có khả năng tái chế hoặc không thân thiện môi trường.
Các doanh nghiệp ngành nhựa tại Việt Nam đã có những định hướng chuyển đổi công nghệ sản xuất và sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường.
Ngày 24/10/2018, Nghị viện châu Âu đã thông qua dự luật cấm đồ nhựa dùng một lần như ống hút nhựa, ly nhựa, túi nilon….và được thay thế bằng các vật liệu cứng bền vững, thân thiện với môi trường. Song song đó, các nhà sản xuất sản phẩm nhựa trên sẽ được khuyến khích dùng các giải pháp thay thế ít ô nhiễm hơn và phải dán nhãn sản phẩm. Do đó, chuyển đổi sang sản xuất “xanh” trở thành yếu tố sống còn với các doanh nghiệp nhựa thế giới nói chung và các doanh nghiệp nhựa ở Việt Nam nói riêng.
Theo Bộ Công Thương, để đáp ứng xu thế "tiêu dùng xanh" này của thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, các doanh nghiệp nhựa cần phải từng bước loại bỏ công nghệ cũ, lạc hậu để đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến và tăng cường tự động hóa. 
Bộ Công Thương cũng khuyến cáo doanh nghiệp nhựa phải đảm bảo công nghệ sản xuất nhựa đạt tiêu chuẩn như sạch, tiết kiệm năng lượng. Sản phẩm phải thân thiện môi trường, có chất lượng và giá trị gia tăng cao và đặc biệt giá thành phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nhựa trong nước tiếp cận công nghệ và nguồn nguyên liệu mới, hiện nay, Bộ Công Thương đang đẩy mạnh kết nối với thương vụ nước ngoài và một số công ty cung cấp thiết bị quốc tế, đồng thời xúc tiến tổ chức các hội chợ công nghệ sản xuất nhựa trong nước và quốc tế để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội tiếp cận với công nghệ mới. 
Văn phòng SXSH và SXTDBV tổng hợp