Ngành công nghiệp sản xuất xi măng trở nên xanh hơn
Thứ ba, 05/01/2016
Biến đổi khí hậu và đô thị hóa là hai trong số những ảnh hưởng quan trọng nhất định hình thế giới, đồng thời có ý nghĩa sâu sắc đối với các ngành công nghiệp xi măng. Những công nghệ mới hiện nay hứa hẹn sẽ đáp ứng mục tiêu giảm lượng carbon trong ngành công nghiệp này.
Biến đổi khí hậu và đô thị hóa là hai trong số những ảnh hưởng quan trọng nhất định hình thế giới, đồng thời có ý nghĩa sâu sắc đối với các ngành công nghiệp xi măng. Những công nghệ mới hiện nay hứa hẹn sẽ đáp ứng mục tiêu giảm lượng carbon trong ngành công nghiệp này.
Xi măng là thành phần quan trọng của bê tông, vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng nó cũng là sản phẩm của một quá trình tốn nhiều năng lượng, đồng thời thải ra khoảng 6% lượng khí nhà kính trên toàn cầu. Có một mối đe dọa lớn đó là gia tăng lượng phát thải khi các nước phát triển đẩy mạnh đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa trong những thập kỷ tới. Để theo đuổi mục tiêu giảm lượng carbon, ngành công nghiệp xi măng cần phải áp dụng các công nghệ hiệu quả nhất, phát triển các sản phẩm sáng tạo và áp dụng công nghệ mới đầy hứa hẹn cho các loại nhiên liệu thay thế, bao gồm cả gió và năng lượng mặt trời.
Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng Thế giới chuyên về phát triển khu vực tư nhân, đầu tư vào các ngành công nghiệp xi măng vì tầm quan trọng mang tính nền tảng cho phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Bê tông là vật liệu xây dựng chủ yếu cho lĩnh vực xây dựng, cực kỳ quan trọng đối với nhà ở và cơ sở hạ tầng cơ bản. Ngành xi măng đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn về tài chính và lợi nhuận. Tổ chức phát triển như IFC thường đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các dự án xi măng ở các nước đang phát triển, nơi mà 90% lượng xi măng được tiêu thụ. IFC có một danh mục đầu tư xi măng đang hoạt động trong khoảng 35 dự án, với giá trị hơn 1,1 tỷ $.
Chiến lược của IFC trong lĩnh vực xi măng nhằm khuyến khích sự thay đổi hướng tới sản xuất xi măng "xanh hơn". Ngoài ra để tối đa hóa việc sử dụng xi măng phát thải ít carbon, IFC đang làm việc với những công ty muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. IFC tin rằng có tiềm năng phát triển đáng kinh ngạc trong việc giảm khí thải và giảm chi phí năng lượng trong ngành công nghiệp xi măng và các mục tiêu này có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng các cấu trúc tài chính thích hợp và khuyến khích về vốn đầu tư.
Một trong những trường hợp đầu tư mạnh vào công nghệ thay thế đó là việc áp dụng công nghệ thu hồi nhiệt thải (WHR). Điều này liên quan đến việc hấp thu nhiệt dư thừa của quá trình sản xuất và sử dụng nó để tạo ra năng lượng điện. Công nghệ này có thể nhanh chóng được áp dụng cho một số ngành công nghiệp nặng, trong đó có thép và hóa chất. Tuy nhiên, việc áp dụng cho ngành công nghiệp xi măng đã bị hạn chế, ngoại trừ ở Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc.
Một báo cáo mới đây của viện Năng suất Công nghiệp IFC ước tính rằng các khoản đầu tư cho WHR có thể giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao lợi nhuận cho các nhà máy xi măng từ 10 đến 15%.
Tính trung bình, hạch toán chi phí điện năng lên đến 25% tổng chi phí hoạt động của một nhà máy xi măng. Công nghệ thu hồi nhiệt thải sử dụng nhiệt dư trong các chất khí thải trong quá trình sản xuất xi măng và có thể cung cấp cho nhu cầu sưởi ấm ở nhiệt độ thấp hoặc tạo ra đến 30% nhu cầu điện năng nói chung.
Nói cách khác, chúng ta có thể nhận được năng lượng đáng tin cậy hơn và rẻ hơn, trong khi đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Ngân hàng Thế giới chuyên về phát triển khu vực tư nhân, đầu tư vào các ngành công nghiệp xi măng vì tầm quan trọng mang tính nền tảng cho phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Bê tông là vật liệu xây dựng chủ yếu cho lĩnh vực xây dựng, cực kỳ quan trọng đối với nhà ở và cơ sở hạ tầng cơ bản. Ngành xi măng đòi hỏi một tầm nhìn dài hạn về tài chính và lợi nhuận. Tổ chức phát triển như IFC thường đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các dự án xi măng ở các nước đang phát triển, nơi mà 90% lượng xi măng được tiêu thụ. IFC có một danh mục đầu tư xi măng đang hoạt động trong khoảng 35 dự án, với giá trị hơn 1,1 tỷ $.
Chiến lược của IFC trong lĩnh vực xi măng nhằm khuyến khích sự thay đổi hướng tới sản xuất xi măng "xanh hơn". Ngoài ra để tối đa hóa việc sử dụng xi măng phát thải ít carbon, IFC đang làm việc với những công ty muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. IFC tin rằng có tiềm năng phát triển đáng kinh ngạc trong việc giảm khí thải và giảm chi phí năng lượng trong ngành công nghiệp xi măng và các mục tiêu này có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng các cấu trúc tài chính thích hợp và khuyến khích về vốn đầu tư.
Một trong những trường hợp đầu tư mạnh vào công nghệ thay thế đó là việc áp dụng công nghệ thu hồi nhiệt thải (WHR). Điều này liên quan đến việc hấp thu nhiệt dư thừa của quá trình sản xuất và sử dụng nó để tạo ra năng lượng điện. Công nghệ này có thể nhanh chóng được áp dụng cho một số ngành công nghiệp nặng, trong đó có thép và hóa chất. Tuy nhiên, việc áp dụng cho ngành công nghiệp xi măng đã bị hạn chế, ngoại trừ ở Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc.
Một báo cáo mới đây của viện Năng suất Công nghiệp IFC ước tính rằng các khoản đầu tư cho WHR có thể giúp giảm chi phí vận hành và nâng cao lợi nhuận cho các nhà máy xi măng từ 10 đến 15%.
Tính trung bình, hạch toán chi phí điện năng lên đến 25% tổng chi phí hoạt động của một nhà máy xi măng. Công nghệ thu hồi nhiệt thải sử dụng nhiệt dư trong các chất khí thải trong quá trình sản xuất xi măng và có thể cung cấp cho nhu cầu sưởi ấm ở nhiệt độ thấp hoặc tạo ra đến 30% nhu cầu điện năng nói chung.
Nói cách khác, chúng ta có thể nhận được năng lượng đáng tin cậy hơn và rẻ hơn, trong khi đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính.