[In trang]
Lợi ích kép từ sản xuất sạch hơn
Thứ hai, 01/10/2012
Đa số các đại biểu tham dự Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” do Tạp chí Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức sáng 29/9 tại Hà Nội đều cho rằng, áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được mong muốn “bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường” là bước quan trọng tiến tới một xã hội tiêu dùng và sản xuất bền vững.

Đa số các đại biểu tham dự Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp” do Tạp chí Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức sáng 29/9 tại Hà Nội đều cho rằng, áp dụng SXSH vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sẽ đáp ứng được mong muốn “bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường” là bước quan trọng tiến tới một xã hội tiêu dùng và sản xuất bền vững.

Theo TS. Chu Thái Thành – Tổng Biên tập Tạp chí TN&MT, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm tiêu thụ tài nguyên từ 10% - 15% mà không cần đầu tư lớn. Việc áp dụng SXSH không chỉ mang lợi ích kinh tế, môi trường cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.

SXSH được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1999 nhưng đã đem lại những kết quả rất lớn cho các ngành công nghiệp. Đến nay, Việt Nam đã có 42 công ty tham gia áp dụng SXSH. Chỉ tính riêng vài năm trở lại đây, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam đã giúp cho 12 công ty tiết kiệm được gần 1 triệu USD, đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường, trong đó, tiết kiệm năng lượng 116.720 GJ; tiết kiệm trên 2 triệu tấn nước; giảm 1.778 tấn chất thải rắn; giảm trên 120 tấn COD…

Bên cạnh những kết quả khả quan khi áp dụng SXSH trong công nghiệp, các đại biểu cũng cho rằng, cần dành sự đầu tư thích đáng, có hệ thống cho việc xây dựng các nguồn lực và tận dụng tối đa các nguồn lực do các dự án quốc tế tài trợ đã xây dựng. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế để đẩy nhanh sự phát triển thị trường dịch vụ môi trường, bao gồm cả thị trường của các dịch vụ phòng ngừa ô nhiễm.