[In trang]
Công ty Chế biến & Xuất khẩu Thuỷ sản Thọ Quang: Tiếp cận Dự án sản xuất sạch hơn
Thứ hai, 24/01/2011
Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra một số mục tiêu nhiệm vụ quan trọng, trong đó, kinh tế thủy sẽ sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất 8-10%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản là phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững, chú trọng đến sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra một số mục tiêu nhiệm vụ quan trọng, trong đó, kinh tế thủy sẽ sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất 8-10%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản là phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững, chú trọng đến sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Đối với TP. Đà Nẵng, thủy sản là sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao, là một trong 3 mặt hàng chủ lực của Thành phố, nhưng nhiều năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản đông lạnh của Đà Nẵng đi các thị trường thế giới tăng không nhiều, do những quy định ngặt nghèo về chất lượng, nguồn gốc... Trước đòi hỏi khắt khe về tiêu chí chất lượng cũng như bảo vệ môi trường, Công ty Chế biến & Xuất khẩu Thuỷ sản Thọ Quang – thành viên Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung đã nhận thấy việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) vào Công ty là sự cần thiết nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu để hạn chế sự thất thoát nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu phát thải tại nguồn.

Sản phẩm chính của Công ty là tôm bỏ đầu đông lạnh nên tôm nguyên liệu được thu mua từ các vùng nuôi hoặc đại lý và vận chuyển bằng xe đến Công ty. Tại khu vực tiếp nhận, tôm được phun qua nước chứa hoá chất khử trùng sau đó vào công đoạn rửa 1 theo từng mẻ 15-20 kg và rửa sạch ở nhiệt độ 60C. Quá trình rửa, sử dụng nước chứa hoá chất khử trùng và đá để đảm báo chất lượng tôm nguyên liệu. Tôm sau đó được bảo quản và chuyển sang công đoạn xử lý tách đầu bóc vỏ. Đây là công đoạn phát sinh nhiều chất thải rắn nhất vì đầu tôm phải được bóc bỏ. Sau công đoạn này, tôm được rửa lần 2 cũng theo mẻ và ở nhiệt độ 60C, sau đó sẽ qua công đoạn phân cỡ theo số con. Sau khi phân cỡ, tôm tiếp tục được rửa thêm một lần nữa theo mẻ từ 3- 5 kg rồi chuyển qua công đoạn xếp khuôn… Cuối cùng, tôm sẽ được đóng thùng và chuyển vào bảo quản ở kho lạnh âm 1800C chờ xuất.

Điều đáng chú ý nhất, trong quá trình sản xuất, chất thải rắn là đầu tôm thải ra với khối lượng ước tính vào khoảng 4,5 tấn/ngày và lượng chất thải này được bán làm thức ăn chăn nuôi. Nước thải được phát sinh trong toàn bộ khâu tiếp nhận nguyên liệu, rửa của quá trình chế biến, ngoài ra nước thải cũng phát sinh từ các khâu khác như bảo quản, bóc đầu, phân cỡ... của toàn bộ dây chuyền hoạt động. Lượng lớn nước thải sinh ra từ quá trình rửa sàn thao tác, vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh của công nhân cũng tính chung luôn trong tổng lượng nước thải này. Đá cây và đá vảy trong quá trình sử dụng sẽ tan đi vào dòng nước, ước khoảng 600-700m3/ngày.

Bên cạnh đó, Công ty vẫn sử dụng lượng điện rất cao phục vụ cho sản xuất, kể cả lượng dầu diezel cho chạy lò hơi. Mặt khác, các phân xưởng, bộ phận trong Công ty vẫn chưa lắp các đồng hồ riêng biệt để kiểm soát lượng điện và nước tiêu thụ. Đây cũng là một trong những cơ hội tiềm năng cho việc áp dụng SXSH tại Công ty nhằm giảm thiểu lượng điện, dầu.

Sau khi khởi động chương trình đánh giá SXSH tại Công ty, đội SXSH đã đánh giá hiện trạng các quá trình sản xuất của công ty và thống nhất lựa chọn dây chuyền sản xuất tôm bỏ đầu đông lạnh, một trong số những mặt hàng sản xuất chính của công ty, làm trọng tâm đánh giá SXSH. Đội SXSH là trọng tâm trong quá trình thực hiện, vì vậy, trước hết, Đội phải thu thập, quan trắc và đo đạc các số liệu cụ thể và thực tế cho một mặt hàng sản xuất (lựa chọn mặt hàng tôm thịt) phục vụ cho công việc cân bằng vật chất được chính xác hơn. Từ đó, thiết lập một định mức chung cho quá trình chế biến mặt hàng này; Lắp đặt một số đồng hồ đo lượng nước, điện, dầu tiêu thụ thực tế phục vụ cho công đoạn cân bằng năng lượng, đánh giá hiệu suất sử dụng điện, nhiên liệu của các thiết bị hiện có trong Công ty; Sau đó đánh giá SXSH để xác định nguồn gây tổn thất và phát hiện các nguyên nhân gây tổn thất, định giá cho các dòng thải hiện có… Nhờ tiến hành đồng bộ các biện pháp, áp dụng các giải pháp SXSH, các sản phẩm thủy sản đông lạnh của Công ty Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang đã đạt được chất lượng cao hơn, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho môi trường, nhờ vậy, năng lực cạnh tranh của Công ty được cải thiện, nâng cao hơn.

Lê Hằng