[In trang]
Hiện trạng tiêu thụ năng lượng và nguyên nhiên vật liệu trong ngành giấy
Thứ hai, 16/12/2013
Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Hiện nay, tổng sản lượng giấy của cả nước đã vượt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng được 64 % nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Hiện nay, tổng sản lượng giấy của cả nước đã vượt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng được 64 % nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Trong bối cảnh hội nhập, để cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại, các doanh nghiệp ngành giấy trong nước buộc phải tăng cường đầu tư vào dây chuyền sản xuất, tiết giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đánh giá của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), chi phí năng lượng trong Sản xuất Giấy và Bột giấy chiếm đến 20-30% chi phí sản xuất. Do vậy, một trong những hướng đi cần thiết của ngành giấy Việt Nam là tiết giảm chi phí năng lượng để từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Một dự án về “Khảo sát đánh giá hiệu quả trong ngành Giấy và Bột giấy Việt Nam” được IFC tài trợ đã được thực hiện, nhằm bước đầu đánh giá khoảng cách tiêu thụ nguyên nhiên liệu giữa các cơ sở sản xuất Giấy và Bột giấy tại Việt Nam so với mức chuẩn tốt nhất trên thế giới, đồng thời đưa ra các cơ hội sử dụng hiệu quả nguyên nhiên liệu trong ngành giấy. Các doanh nghiệp tham gia vào khảo sát bao gồm 2 nhóm:

Nhóm 1: 74 cơ sở công nghiệp sản xuất Giấy và Bột giấy: bao gồm các cơ sở kết hợp sản xuất bột giấy và giấy theo các công nghệ khác nhau (chiếm 10% số cơ sở của nhóm 1) và các cơ sở chỉ sản xuất giấy hoặc chỉ sản xuất bột giấy (chiếm 90%). Trong đó, 67% cơ sở sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu giấy tái chế (cơ sở sản xuất giấy tái chế).

Nhóm 2: gồm 30 cơ sở sản xuất Giấy tại làng nghề Giấy Phong Khê, với sản lượng dưới 20.000 ADt/năm, trong đó số cơ sở sản xuất giấy tái chế chiếm 90%.

Theo khảo sát, các chỉ số hoạt động liên quan đến năng lượng, đặc biệt là chỉ số về suất tiêu thụ điện năng, cho thấy các cơ sở được khảo sát hoạt động tương đối tốt so với thế giới. Tuy nhiên, khoảng 34% các cơ sở có suất tiêu thụ nhiên liệu cao hơn mức chuẩn trên thế giới.  Cụ thể về tình hình tiêu thụ nhiên liệu trong ngành giấy như sau:

1/ Nước

Trên 70% các cơ sở sản xuất giấy tham gia khảo sát đều có lượng nước sử dụng/tấn sản phẩm cao hơn mức chuẩn của thế giới. Hình bên dưới chỉ ra suất tiêu thụ nước (m3/tấn sản phẩm) của các cơ sở (so sánh với suất tiêu thụ nước trung bình của tất cả các cơ sở khảo sát và suất tiêu thụ nước trung bình theo chuẩn của các nhà máy giấy và bột giấy trên thế giới):



2/ Điện
Phân tích suất tiêu thụ điện cho thấy các cơ sở sản xuất giấy tại Việt Nam đang hoạt động tốt khi so sánh với mức chuẩn tính toán trên thế giới. Điều này được giải thích một phần do trong số các cơ sở tham gia trả lời khảo sát, rất ít cơ sở có hệ thống xử lý nước thải. Các cơ sở với sản lượng nhỏ, thường không có hệ thống xử lý nước thải, có suất tiêu thụ điện thấp hơn các cơ sở công suất lớn và có vận hành hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học.


3/ Nhiên liệu
Suất tiêu thụ nhiên liệu trung bình của các cơ sở sản xuất Giấy và Bột giấy tham gia trả lời khảo sát nằm trong chuẩn công nghệ tốt nhất hiện có trên thế giới (BAT). Tuy nhiên tại một số cơ sở, suất tiêu thụ nhiên liệu cao gần gấp đôi mức chuẩn trên thế giới, đặc biệt tại các cơ sở chỉ sản xuất giấy. Gần 44% các cơ sở có sản lượng dưới 5000 ADt/năm có suất tiêu thụ nhiên liệu cao hơn mức chuẩn trên thế giới, điều này chỉ ra tiềm năng cải tiến cao đối với các cơ sở quy mô.


4/ Nguyên liệu
Lượng nguyên liệu sử dụng/đơn vị sản phẩm thay đổi phụ thuộc vào loại nguyên liệu đầu vào (giấy tái chế, tre/gỗ, hay bột giấy) và phụ thuộc vào loại sản phẩm. Sự biến động trong hiệu quả hoạt động liên quan đến lượng nguyên liệu, là quan trọng nhất (trên 56%) cho các cơ sở sử dụng nguyên liệu giấy tái chế, điều này chỉ ra tiềm năng cao để cải tiến việc sử dụng nguyên liệu trong loại hình cơ sở này so với các cơ sở sản xuất giấy sử dụng loại nguyên liệu khác.



Trần Trang