[In trang]
Khuyến công Đà Nẵng: Tạo sức bật cho công nghiệp nông thôn
Thứ năm, 17/08/2017
<p style="text-align: justify;">Năm 2017, Đ&agrave; Nẵng c&oacute; 14 đề &aacute;n hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, cơ sở c&ocirc;ng nghiệp n&ocirc;ng th&ocirc;n (CNNT) với tổng kinh ph&iacute; 1,595 tỷ đồng. 7 th&aacute;ng đầu năm, Trung t&acirc;m Khuyến c&ocirc;ng v&agrave; tư vấn ph&aacute;t triển c&ocirc;ng nghiệp Đ&agrave; Nẵng đ&atilde; triển khai hỗ trợ 9 đơn vị. &nbsp;</p>

Năm 2017, Đà Nẵng có 14 đề án hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) với tổng kinh phí 1,595 tỷ đồng. 7 tháng đầu năm, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Đà Nẵng đã triển khai hỗ trợ 9 đơn vị.  

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến - Kinh doanh - Xuất nhập khẩu lót giày Hương Quế - cho biết, đơn vị vừa được bàn giao máy cắt ép thủy lực và chuyển giao công nghệ sử dụng. "Trước đây để định hình sản phẩm (lót giày), công ty phải thực hiện thủ công, năng suất chỉ đạt 3.000 sản phẩm/ngày. Đơn hàng có nhưng làm không kịp. Từ khi được tư vấn và hỗ trợ máy cắt ép thủy lực, lượng sản phẩm đã tăng gấp 5 - 6 lần, cao điểm có ngày đạt 20.000 sản phẩm. Không những tăng sản lượng, mà chất lượng sản phẩm hơn hẳn" - ông Sơn chia sẻ.


Với Công ty TNHH mắm Hồng Hương, cơ sở chuyên sản xuất, cung cấp nước mắm nhĩ nguyên chất, thì việc được hỗ trợ máy chiết rót lọc nước mắm là bước đi quan trọng để hiện thực hóa giấc mơ gìn giữ nghề truyền thống cũng như xây dựng thương hiệu làng nước mắm Nam Ô. Ông Bùi Thanh Phú - Giám đốc công ty - cho hay: Hiện làng nước mắm Nam Ô chỉ còn khoảng 50 hộ làm nước mắm dưới dạng hộ gia đình. Với cách sản xuất thủ công hiện nay, làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. Việc đầu tư máy móc, thiết bị tự động hóa nhằm tạo ra sản phẩm nước mắm có tính thương mại, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn giữ được chất của mắm Nam Ô. Ông Bùi Thanh Phú cho rằng, đây là chương trình thiết thực, đi sát doanh nghiệp, có ý nghĩa rất lớn, trực tiếp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, góp phần nâng cao tỷ lệ tự động hóa và chuyên môn hóa tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. 


Trưởng phòng Kinh tế quận Ngũ Hành Sơn Lê Minh Hòa chia sẻ, trước đây doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn các quận không được thụ hưởng từ chính sách khuyến công, tuy nhiên, từ khi Quyết định33/2016/QĐ-UBND được ban hành đã gỡ được vướng mắc đó. Nhờ đó, năm 2017 là năm đầu tiên trên địa bàn quận có 3 doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách khuyến công với tổng kinh phí hỗ trợ 170 triệu đồng. Hiện cả 3 cơ sở đang làm lại nhà xưởng, chuẩn bị "đón" máy móc về lắp đặt với niềm hân hoan, phấn khởi.


Theo ông Lê Thanh Hạ - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Đà Nẵng - lựa chọn đối tượng thụ hưởng là trăn trở lớn nhất khi thực hiện chương trình. "Dù kinh phí hỗ trợ chưa nhiều, nhưng đã trở thành "vốn mồi", vừa là động lực vừa là đòn bẩy tạo sức bật cho doanh nghiệp, cơ sở CNNT phát triển" - ông Hạ nhìn nhận.


Hiện, đa số các doanh nghiệp, cơ sở CNNT đều sản xuất trên mặt bằng tự phát, trong cụm dân cư, vốn ít, sản xuất thủ công nên chưa có tính bền vững, năng lực quản lý chưa cao, công nghệ lạc hậu… vì vậy, TP. Đà Nẵng cần sớm hình thành cụm công nghiệp, làng nghề để các doanh nghiệp, cơ sở CNNT yên tâm mở rộng sản xuất. 

 

Theo Báo Công Thương điện tử