[In trang]
Thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong ngành Công Thương
Thứ hai, 24/02/2025
 Chỉ thị 14/CT-BCT ngày 02/12/2024 về việc thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong ngành Công Thương (Chỉ thị) nêu rõ, kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
 Chỉ thị 14/CT-BCT ngày 02/12/2024 về việc thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong ngành Công Thương (Chỉ thịnêu rõ, kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Kinh tế tuần hoàn hiện đang là xu thế chủ đạo và là mô hình được nhiều quốc gia ưu tiên lựa chọn. Chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống sang mô hình KTTH góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển nguyên, nhiên vật liệu tái tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng sống, góp phần thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (PTBV), các quy định và cam kết quốc tế về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, KTTH được xác định là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Vì vậy, KTTH đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện tại nhiều văn bản.
Ảnh minh hoạ
Những năm gần đây, mặc dù ngành Công Thương đạt các kết quả đáng khích lệ, góp phần ổn định, tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế, tuy vậy các doanh nghiệp thuộc ngành vẫn đang phải đối mặt nhiều áp lực, thách thức về vấn đề liên quan đến công nghệ, chất thải, sử dụng tài nguyên, năng lượng, nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và tính cạnh tranh, bền vững của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong bối cảnh này, đẩy mạnh áp dụng KTTH là cách thức quan trọng để giải quyết các vấn đề nổi cộm của nền kinh tế trên nền tảng thúc đẩy đổi mới mô hình kinh doanh và thiết kế bền vững, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển nguyên vật liệu tái tạo, tái chế góp phần thúc đẩy về sản xuất và tiêu dùng bền vững, tăng trưởng xanh; thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 và các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu.
Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao, nhằm đẩy mạnh thực hiện KTTH trong ngành Công Thương Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ và các đơn vị thuộc ngành Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và thực hiện các giải pháp thúc đẩy KTTH trên cơ sở nghiên cứu, rà soát, gắn kết KTTH vào chính sách phát triển các lĩnh vực ngành Công Thương; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các chính sách, kế hoạch hành động thúc đẩy KTTH trong ngành Công Thương phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về KTTH; Thúc đẩy áp dụng các mô hình KTTH trong ngành Công Thương, ưu tiên các mô hình KTTH có tiềm năng trong các lĩnh vực, ngành, ưu tiên đáp ứng xu hướng và yêu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp và toàn ngành Công Thương.
Bên cạnh đó, từng bước phát triển thị trường nguyên vật liệu, công nghệ, sản phẩm đáp ứng tiêu chí về KTTH; ưu tiên phát triển các nguyên vật liệu, công nghệ, sản phẩm tái chế, sản phẩm đạt chuẩn, được dán nhãn sinh thái góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế theo hướng bền vững và đáp ứng yêu cầu quy định trong nước và quốc tế về KTTH và PTBV; Chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm thúc đẩy áp dụng KTTH trong ngành Công Thương.
Đồng thời, đào tạo nâng cao năng lực về KTTH cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý, nhà chính sách và các bên liên quan trong ngành Công Thương; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, các mô hình, điển hình tốt về KTTH trong các lĩnh vực ngành Công Thương; Tăng cường hợp tác quốc tế về KTTH; thúc đẩy liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp Hiệp hội với các cơ quan, tổ chức, người tiêu dùng và các bên liên quan; Quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn trong ngành Công thương.
Xem chi tiết: tại đây
Hồng Nhung