[In trang]
Ninh Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn giai đoạn 2016-2020
Thứ ba, 29/11/2016
Ngày 17/8/2016, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định 1051/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tổng quát áp dụng rộng rãi Sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát thải và cải thiện chất lượng môi trường.

Ngày 17/8/2016, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định 1051/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tổng quát áp dụng rộng rãi Sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát thải và cải thiện chất lượng môi trường.

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch đến năm 2020 như sau:

- 95% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp

- 35% cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng SXSH, tiết kiệm được từ 8-13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm

- 100% UBND các huyện, thành phố có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp

Các nhiệm vụ của kế hoạch hành động đến năm 2020 như sau:

Nhóm nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về SXSH

- Tập huấn nâng cao nhận thức lợi ích SXSH

Nhóm nhiệm vụ 2: Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

- Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng thí điểm áp dụng SXSh

- Hỗ trợ nhân rộng mô hình về áp dụng SXSH

Nhóm nhiệm vụ 3: Hoàn thiện mạng lưới tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp

- Thành lập bộ phận thực hiện SXSH trong công nghiệp

- Tạo mạng lưới tư vấn SCSH từ Sở Công Thương xuống đến các phòng Công Thương, phòng Kinh tế các huyện, thành phố

Nhóm nhiệm vụ 4: Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về SXSH trong công nghiệp

Nhóm nhiệm vụ 5: Hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy áp dụng SXSH trong công nghiệp

Nguồn Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ các nguồn: Ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương; nguồn kinh phí viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí của các cơ sở sản xuất công nghiệp được trích lập để áp dụng SXSH trong công nghiệp và đổi mới công nghệ tại đơn vị mình.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành có liên quan triển khai tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

Văn phòng CPSI (viết)