[In trang]
Mô hình lò đốt gỗ sinh khối thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến cá hấp
Thứ tư, 16/09/2015
Tại khu vực làng nghề chế chiến hải sản Mỹ Tân thuộc địa bàn xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận hiện nay có khoảng 30 cơ sở chế biến cá hấp hoạt động từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Các cơ sở đã chế biến, phân phối ra thị trường gần 2.000 tấn sản phẩm các loại, được tiêu thụ chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,…), thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Trung Quốc. Mỗi cơ sở chế biến đã chi phí cho mỗi năm khoảng từ 80-100 triệu đồng tiền mua củi gỗ rừng làm chất đốt dể hấp cá. Các lò đốt của các cơ sở chế biến tại đây bình quân sử dụng khoảng 3.000m3 củi rừng/năm. Đây là lượng sử dụng củi gỗ rừng tự nhiên rất lớn (chưa kể nếu tính cộng thêm các địa phương khác trên địa bàn tỉnh).

Tại khu vực làng nghề chế chiến hải sản Mỹ Tân thuộc địa bàn xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận hiện nay có khoảng 30 cơ sở chế biến cá hấp hoạt động từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Các cơ sở đã chế biến, phân phối ra thị trường gần 2.000 tấn sản phẩm các loại, được tiêu thụ chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,…), thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Trung Quốc. Mỗi cơ sở chế biến đã chi phí cho mỗi năm khoảng từ 80-100 triệu đồng tiền mua củi gỗ rừng làm chất đốt dể hấp cá. Các lò đốt của các cơ sở chế biến tại đây bình quân sử dụng khoảng 3.000m3 củi rừng/năm. Đây là lượng sử dụng củi gỗ rừng tự nhiên rất lớn (chưa kể nếu tính cộng thêm các địa phương khác trên địa bàn tỉnh).

Góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch hành động Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015 (được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 9/12/2010); Năm 2014, dưới sự chỉ đạo của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Ninh Thuận đã triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ xây dựng mô hình lò đốt gỗ sinh khối áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến cá hấp” tại làng nghề chế biến hải sản Mỹ Tân nhằm từng bước chuyển đổi, thay thế loại chất đốt truyền thống từ củi gỗ tự nhiên sang nhiên liệu củi gỗ sinh khối (được chế biến từ các phế phẩm mùn cưa, vỏ bào, dăm gỗ, rơm rạ, vỏ trấu, vỏ dừa, thân cây sắn, thân cây ngô, bã mía….và các phụ phẩm nông nghiệp khác) trong nghề chế biến cá hấp tại địa phương. Lò đốt gỗ sinh khối được cải tiến dựa trên mô hình thiết kế lò đốt gỗ rừng tự nhiên tại các cơ sở chế biến đang sử dụng, lò đốt có công suất hấp 7 tấn nguyên liệu/ngày/lò có 3 nồi hấp, được thiết kế, bố trí vỉ đốt bằng thanh kim loại chịu nhiệt (gang) và lắp cửa điều phối gió cho buồng đốt. Với cách thiết kế lò đốt như trên, các cơ sở chế biến cá hấp có thể thay đổi từ mô hình lò đốt củi gỗ rừng tự nhiên sang lò đốt gỗ sinh khối dễ dàng, nhanh chóng bằng cách cải tiến buồng đốt để đốt gỗ sinh khối với chi phí đầu tư thấp (khoảng 4 triệu đồng/1 lò để hoàn thiện cho việc cải tiến).

Tháng 9/2015, tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ III (2014-2015) do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức, giải pháp mô hình lò đốt gỗ sinh khối áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đối với làng nghề chế biến cá hấp đã đoạt giải khuyến khích. Việc áp dụng lò đốt gỗ sinh khối trong chế biến cá hấp là bước đi mới, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp vào trong sản xuất chế biến, giúp cho cộng đồng nhận thấy thực tế tầm quan trọng của chương trình sản xuất sạch hơn mà tỉnh Ninh Thuận đang quan tâm, hỗ trợ. Mô hình lò đốt gỗ sinh khối thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến cá hấp tại thôn Mỹ Tân, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải cần nhân rộng sẽ góp phần chuyển đổi dần nguyên liệu đốt thông qua việc tận dụng chất đốt phế phẩm trong nông nghiệp để thay thế nguyên liệu củi gỗ rừng tự nhiên đang dần cạn kiệt, mang lại lợi ích không nhỏ về kinh tế, môi trường.