Chiến lược dài hơi cho sản xuất sạch hơn
Thứ năm, 29/09/2011
Chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn năm 2020 do Bộ Công Thương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07/9/2009. TS Đặng Tùng - nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Giám đốc Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI)- trao đổi với Báo Nông thôn ngày nay.
Chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn năm 2020 do Bộ Công Thương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07/9/2009. TS Đặng Tùng - nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Giám đốc Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI)- trao đổi với Báo Nông thôn ngày nay.
Thưa ông, Hợp phần SXSH trong công nghiệp thuộc Chương trình hợp tác phát triển về môi trường Việt Nam– Đan Mạch sắp kết thúc, ông đánh giá thế nào về kết quả thực hiện thời gian qua?
- CPI đã cơ bản hoàn thành toàn diện và có phần vượt trội các kết quả mục tiêu, trong đó đáng ghi nhận nhất là CPI đã cùng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước nghiên cứu, soạn thảo, hoàn thiện Đề án chiến lược SXSH trình Chính phủ và được Thủ tướng phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để Bộ Công Thương triển khai nhân rộng những kết quả CPI đã nỗ lực thực hiện.
Năm 2011 dự án đã thu hút được 44 tỉnh thành, 2 hiệp hội, 4 viện nghiên cứu và 6 cơ quan truyền thông tham gia đề xuất những nhiệm vụ nhằm từng bước thực hiện 4 nội dung của đề án. Đến nay, với sự hỗ trợ tích cực của CPI, ngoài 5 tỉnh mục tiêu đã có gần 40 tỉnh thành phê duyệt chương trình hành động triển khai thực hiện Quyết định 1419 của Thủ tướng, 100% các tỉnh thành đã có cán bộ tham gia tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức triển khai thực hiện đề án. Từ 2008 đến nay đã có trên 20.000 lượt người tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp về SXSH.
Hiện tại CPI đã có được 20 bộ tài liệu hướng dẫn SXSH cho các ngành kinh tế kỹ thuật, và đang triển khai xây dựng một hướng dẫn chung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tích hợp giữa SXSH và ISO 14000.
Về công tác truyền thông, đã có hàng trăm loại tờ rơi về các dự án trình diễn, trên 220 bài báo, 50 bản tin trên tạp chí công nghiệp, 12 bản tin về SXSH, 15 phim về SXSH...
Để duy trì và nhân rộng kết quả đã đạt được, ông có thể cho biết những hoạt động tiếp theo trong việc thực hiện Đề án chiến lược SXSH?
- Ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án chiến lược SXSH đến 2015 tầm nhìn đến 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án chiến lược;Trung tâm Môi trường và SXSH. Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tại các Sở Công Thương được bổ sung thêm chức năng tổ chức triển khai áp dụng SXSH tại các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Hiện nay, hàng năm Văn phòng giúp việc Ban chỉ đạo đề án chiến lược đều triển khai xây dựng các nội dung theo 4 nhiệm vụ của đề án để triển khai trên cả nước nhằm đạt mục tiêu ngắn và dài hạn.
Doanh nghiệp có lợi ích như thế nào nếu áp dụng SXSH?
- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và năng lượng từ 10-35% nếu áp dụng SXSH. Các doanh nghiệp áp dụng SXSH có thể giảm thiểu các tổn thất, thất thoát về nguyên vật liệu, giảm tiêu hao về nước và điện năng sử dụng trên một đơn vị sản phẩm, giảm được lượng phát thải ra môi trường và do đó có thể đạt năng suất cao hơn với chất lượng sản phẩm ổn định hơn, lợi nhuận gia tăng, tính cạnh tranh được cải thiện và đặc biệt sức khoẻ của người lao động trực tiếp được cải thiện rõ rệt.
Xin cảm ơn ông!
- CPI đã cơ bản hoàn thành toàn diện và có phần vượt trội các kết quả mục tiêu, trong đó đáng ghi nhận nhất là CPI đã cùng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước nghiên cứu, soạn thảo, hoàn thiện Đề án chiến lược SXSH trình Chính phủ và được Thủ tướng phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để Bộ Công Thương triển khai nhân rộng những kết quả CPI đã nỗ lực thực hiện.
Áp dụng SXSH giúp các doanh nghiệp thủy sản gia tăng lợi ích và giảm ô nhiễm.
Năm 2011 dự án đã thu hút được 44 tỉnh thành, 2 hiệp hội, 4 viện nghiên cứu và 6 cơ quan truyền thông tham gia đề xuất những nhiệm vụ nhằm từng bước thực hiện 4 nội dung của đề án. Đến nay, với sự hỗ trợ tích cực của CPI, ngoài 5 tỉnh mục tiêu đã có gần 40 tỉnh thành phê duyệt chương trình hành động triển khai thực hiện Quyết định 1419 của Thủ tướng, 100% các tỉnh thành đã có cán bộ tham gia tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức triển khai thực hiện đề án. Từ 2008 đến nay đã có trên 20.000 lượt người tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp về SXSH.
Hiện tại CPI đã có được 20 bộ tài liệu hướng dẫn SXSH cho các ngành kinh tế kỹ thuật, và đang triển khai xây dựng một hướng dẫn chung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tích hợp giữa SXSH và ISO 14000.
Về công tác truyền thông, đã có hàng trăm loại tờ rơi về các dự án trình diễn, trên 220 bài báo, 50 bản tin trên tạp chí công nghiệp, 12 bản tin về SXSH, 15 phim về SXSH...
Để duy trì và nhân rộng kết quả đã đạt được, ông có thể cho biết những hoạt động tiếp theo trong việc thực hiện Đề án chiến lược SXSH?
- Ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án chiến lược SXSH đến 2015 tầm nhìn đến 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án chiến lược;Trung tâm Môi trường và SXSH. Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tại các Sở Công Thương được bổ sung thêm chức năng tổ chức triển khai áp dụng SXSH tại các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Hiện nay, hàng năm Văn phòng giúp việc Ban chỉ đạo đề án chiến lược đều triển khai xây dựng các nội dung theo 4 nhiệm vụ của đề án để triển khai trên cả nước nhằm đạt mục tiêu ngắn và dài hạn.
Doanh nghiệp có lợi ích như thế nào nếu áp dụng SXSH?
- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và năng lượng từ 10-35% nếu áp dụng SXSH. Các doanh nghiệp áp dụng SXSH có thể giảm thiểu các tổn thất, thất thoát về nguyên vật liệu, giảm tiêu hao về nước và điện năng sử dụng trên một đơn vị sản phẩm, giảm được lượng phát thải ra môi trường và do đó có thể đạt năng suất cao hơn với chất lượng sản phẩm ổn định hơn, lợi nhuận gia tăng, tính cạnh tranh được cải thiện và đặc biệt sức khoẻ của người lao động trực tiếp được cải thiện rõ rệt.
Xin cảm ơn ông!
Mai Nguyễn (thực hiện)