[In trang]
Tầm quan trọng của sức mạnh con người đối với tương lai các-bon thấp
Thứ ba, 22/11/2016
Các nhà hoạch định chính sách cần phải khai thác sức mạnh của những nhóm người trong xã hội nếu muốn chuyển sang tương lai carbon thấp-một nhà lịch sử về công nghệ hàng đầu lập luận.

Các nhà hoạch định chính sách cần phải khai thác sức mạnh của những nhóm người trong xã hội nếu muốn chuyển sang tương lai carbon thấp-một nhà lịch sử về công nghệ hàng đầu lập luận.

Nghiên cứu mới của Johan Schot, Giám đốc SPRU (Đơn vị nghiên cứu chính sách khoa học) tại Đại học Sussex, cho thấy việc xem con người chỉ là người tiêu dùng năng lượng có nghĩa là chúng ta có nguy cơ mất đi tiềm năng lớn trong việc thay đổi xã hội và hệ thống năng lượng hiện có.

Công bố trong ấn bản tháng 5 của tạp chí Nature Energy, nghiên cứu tập trung vào các vai trò khác nhau của "nhóm người sử dụng" trong việc chuyển đổi sang xã hội các-bon thấp.

Bài báo 'Vai trò của người sử dụng trong định hướng chuyển đổi các Hệ thống Năng lượng mới"- tổng hợp kết quả để phác thảo năm loại người dùng chính tương tác với nhau để tạo ra công nghệ, thay đổi công nghệ và ứng dụng nó trong xã hội. Người dùng không chỉ người tiêu dùng - họ là những người sáng tạo, có ảnh hưởng và là người thay đổi “trò chơi”.

5 nhóm người dùng chính ảnh hưởng đến sự thay đổi là: Người dùng-người sản xuất, người dùng-người hoạch định chính sách, người dùng-công dân, người dùng-người trung gian và người dùng-người sử dụng. Quan trọng là, hành động và thói quen hàng ngày có sự tham gia của những nhóm này giúp tạo niềm tin và những kỳ vọng chung, mở đường cho việc hình thành một câu chuyện mới về năng lượng, lựa chọn những điều thích hợp mới trong xã hội thông qua chế độ năng lượng tổng thể của nó. Xem xét về lâu dài, nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng sức mạnh người dùng là yếu tố cơ bản nếu muốn thay đổi về dài hạn. Trách nhiệm của Chính phủ là tạo ra động lực, sáng kiến và một hệ thống dễ tiếp thu.

Giáo sư Schot cho biết: "Người tiêu dùng thường bị bỏ qua, tuy nhiên họ là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc chuyển đổi theo hướng tương lai các-bon thấp và tiết kiệm năng lượng. Trong quá trình này, họ xây dựng thói quen mới định hình sự lựa chọn tiêu dùng thường xuyên. Theo quan điểm này, các chính sách của Chính phủ không nên chỉ tập trung vào việc cung cấp thêm thông tin và nâng cao nhận thức mà còn phải huy động sức mạnh của người sử dụng để chống biến đổi khí hậu và giảm sử dụng năng lượng".
Người dùng-nhà sản xuất: Người dùng nhóm này xây dựng, sửa đổi, bổ sung, khai thác, điều chỉnh và cải thiện công nghệ bằng cách tham gia tư duy và nghiên cứu sâu rộng về sản phẩm, quá trình hoặc hệ thống. Người dùng- nhà sản xuất là chìa khóa cho sự đổi mới và khởi nghiệp.

Người dùng – nhà hoạch định chính sách: Người dùng nhóm này là cốt lõi trong việc tạo niềm tin về công nghệ, hệ thống, sản phẩm hoặc phương pháp mới. Họ tích cực truyền thông tin và ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội một cách rộng rãi. Họ giúp cung cấp kiến thức để hỗ trợ chấp nhận về văn hóa.

Người dùng-Công dân: Họ là những nhà hoạt động, thách thức và tác nhân thay đổi xã hội. Họ khởi xướng và tranh luận để tạo ra cấu trúc hiện tại thúc đẩy sự khao khát và áp dụng các phương pháp mới.

Người dùng – người trung gian – Họ tạo ra, ảnh hưởng và nuôi dưỡng các mạng lưới cần thiết bằng cách đặt cạnh nhau nhà sản xuất, người sử dụng, nhà quản lý và các tổ chức. Họ tạo ra sự tin cậy giúp “tạo ra xu hướng” thích hợp.

Người dùng-Người tiêu dùng – là những “người tiêu dùng dẫn đầu” chấp nhận sự phát triển thích hợp từ rất sớm. Họ thay đổi để gắn với thói quen hàng ngày của họ. Bằng cách gắn ý nghĩa, tầm quan trọng hoặc tình trạng, người dùng-Người tiêu dùng đóng góp đáng kể vào việc xây dựng tích cực của ý tưởng về việc thích hợp trong xã hội rộng lớn hơn. Do đó, họ nhắc hàng loạt cất lên để nó từ một ngách sáng tạo chế độ đầy đủ chính thức.

Văn phòng CPSI dịch