[In trang]
Giảm phát thải CO2 trong sản xuất xi măng
Thứ ba, 28/09/2021
Ông Bruno Fux – Giám đốc INSEE ECOCYCLE và Phát triển bền vững có những trao đổi về các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất xi măng và bê tông.
INSEE là công ty xây dựng đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận nhãn xanh từ Hội đồng Công trình Xanh Singapore, đang tiến hành những bước tiếp theo để đạt Chứng chỉ quốc tế EPD (Environmental Product Declarations).
INSEE đã phát triển nhiều sản phẩm và giải pháp với đa dạng ứng dụng để đáp ứng với nhu cầu thị trường: phát triển một loại xi măng bền sun-phát (INSEE Extra Durable); nhiều loại xi măng xanh cho bê tông xanh; những ứng dụng đặc biệt như bê tông tiêu thoát nước (Hydropave) cũng được INSEE nghiên cứu và phát triển.
Ông Bruno Fux – Giám đốc INSEE ECOCYCLE và Phát triển bền vững có những trao đổi về các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất xi măng và bê tông.
Ông Bruno Fux – Giám đốc INSEE ECOCYCLE và Phát triển bền vững.
PV: Sau nước, bê tông là vật liệu được sử dụng rộng rãi bởi độ bền, chi phí thấp và tính linh động cao. Tuy nhiên, quá trình sản xuất xi măng và bê tông phát thải ra khối lượng lớn CO2. Vậy, làm thế nào để chống lại sự nóng lên toàn cầu trong quá trình sản xuất xi măng và các sản phẩm sử dụng xi măng, thưa ông?
Ông Bruno Fux: Thế giới luôn có nhu cầu sử dụng xi măng và bê tông cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cho nên, ngành này cần một cách tiếp cận toàn diện theo chuỗi giá trị, chẳng hạn như hiệu quả vật liệu và xây dựng, cải tiến tiêu chuẩn hoặc kéo dài tuổi thọ của kết cấu bê tông, tiềm năng lớn hơn nữa là tái chế chất thải trong quá trình xây dựng và phá dỡ.
Chúng ta có nhiều phương pháp để giảm lượng khí thải carbon trải đều theo chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Thành phần chính tạo ra bê tông là xi măng, còn thành phần chính tạo nên xi măng là clinker, và clinker là nguyên liệu chính tạo ra CO2. Trong quá trình sản xuất clinker có hai nguồn CO2 chính: Thứ nhất là nguyên liệu thô cần được đốt nóng, nhiệt năng này theo truyền thống ở dạng nhiên liệu hóa thạch; Thứ hai là quá trình nung, trong đó CaCO3 (Canxi cacbonat) được chuyển thành CaO (Canxi Oxit) và CO2 (Carbon Dioxit).
Đối với nguồn phát thải CO2 thứ nhất, ta có thể giải quyết bằng việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như: sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải. Nhiều nhà máy ở châu Âu đã đạt tỷ lệ thay thế than từ 75% trở lên. Tại INSEE, sử dụng khoảng 25% nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải.
Đối với nguồn phát thải CO2 thứ hai, sẽ khó xử lý hơn vì đây là quá trình tự nhiên, công nghệ mới hoặc thay thế chất kết dính hoàn chỉnh sẽ là cần thiết. Để chống lại sự nóng lên toàn cầu, tôi đề xuất chia các hoạt động thành hai nhóm chính: hoạt động kinh doanh như bình thường và mở rộng quy mô công nghệ mới.
Đối với việc hoạt động kinh doanh như thông thường, vẫn còn nhiều tiềm năng để giảm hệ số clinker trong xi măng (tức là sử dụng nhiều phụ phẩm hơn như tro bay hoặc xỉ) và tăng cường sử dụng nhiên liệu có nguồn gốc từ chất thải thay vì nhiên liệu hóa thạch như than đá. Tuy nhiên, tiềm năng giảm phát thải CO2 bị hạn chế ở đây.
Vì thế, ngành Xi măng đang nghiên cứu các công nghệ để sử dụng và lưu giữ carbon (CCUS). Thách thức hiện nay không đến nhiều từ bản thân công nghệ mà là làm sao để đầu tư vào công nghệ này. Một số thử nghiệm đang được tiến hành, câu hỏi đặt ra là khi nào thì mô hình này có thể được nhân rộng. Tương tự việc các chất kết dính hoàn toàn mới cần được phát triển, ví dụ như LC3 (xi măng đất sét nung đá vôi).
PV: Những nước khác trên thế giới đang làm gì để chống lại sự nóng lên toàn cầu, thưa ông?
Ông Bruno Fux: Đã có rất nhiều hoạt động chống lại sự nóng lên toàn cầu, đặc biệt là ở các thị trường phát triển hơn, họ có chương trình định giá carbon (ví dụ như chương trình chương trình mua bán phát thải CO2 ở châu Âu), tại đây sẽ có động lực tài chính mạnh mẽ để giảm lượng khí thải CO2.
PV: Tại INSEE, đâu là những sản phẩm và giải pháp cho sự phát triển đô thị, an ninh nguồn nước và khả năng chống chịu với khí hậu?
Ông Bruno Fux: Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới khi nói đến biến đổi khí hậu. Một ví dụ điển hình như: Mực nước biển dâng lên đáng kể sẽ khiến các vùng rộng lớn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chìm trong nước. Do đó, INSEE rất coi trọng tính bền vững trong các giải pháp cũng như hoạt động của mình.
Điều này đã bắt đầu với cách tiếp cận sản xuất xanh của INSEE. Chúng tôi đã lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải, tạo ra 25% điện năng trong nhà máy, đồng thời điều này cũng được phản ánh đầy đủ trong danh mục sản phẩm, trong đó tất cả các giải pháp của chúng tôi đều là xi măng trộn hỗn hợp (xi măng Pooc lăng hỗn hợp và thậm chí xi măng đa cấu tử theo các tiêu chuẩn hiện hành tại Việt Nam: TCVN 6260:2009 và TCVN 9501:2013) có tác động môi trường thấp hơn và có các đặc tính tương đương hoặc tốt hơn so với xi măng poóc-lăng.
INSEE là công ty xây dựng đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận nhãn xanh từ Hội đồng Công trình Xanh Singapore, đang tiến hành những bước tiếp theo để đạt Chứng chỉ quốc tế EPD (Environmental Product Declarations).
INSEE đã phát triển nhiều sản phẩm và giải pháp với đa dạng ứng dụng để đáp ứng với nhu cầu thị trường: phát triển một loại xi măng bền sun-phát (INSEE Extra Durable); nhiều loại xi măng xanh cho bê tông xanh; những ứng dụng đặc biệt như bê tông tiêu thoát nước (Hydropave) cũng được INSEE nghiên cứu và phát triển.
Hạng mục: Cọc nhồi, mố, thân trụ, bê tông cho dầm, cọc đóng của dự án Cầu Cao Lãnh - Đồng Tháp, sử dụng xi măng INSEE Easy Flow giúp bê tông có tính công tác tốt, cường độ sớm, hạn chế tách nước và giảm nguy cơ phản ứng kiềm cốt liệu để phòng tránh hiện tượng nứt.
Tôi cho rằng, Việt Nam cần một khung pháp lý hoàn thiện để thúc đẩy xây dựng bền vững, đồng thời những người tham gia thị trường cần yêu cầu các giải pháp bền vững. Hiện nay, đã có những tiêu chuẩn về xi măng trộn (xi măng poóc-lăng hỗn hợp, xi măng đa cấu tử), nhưng trên thực tế áp dụng vẫn chưa có nhiều những tài liệu hướng dẫn việc áp dụng xi măng trộn có hàm lượng clinker thấp cho các dự án hạ tầng, khu phức hợp, cao ốc, mà chủ yếu do thị trường tự áp dụng. Chúng tôi mong đợi sẽ có thêm những quy định chính thức hơn nữa từ các ban ngành trong việc sử dụng loại xi măng này, việc này cũng đồng thời giúp Việt Nam nhanh chóng đạt được những mục tiêu phát triển bền vững.
Nguồn Báo xây dựng