[In trang]
Bình Dương: Kết quả triển khai nhiệm vụ sản xuất sạch hơn và giả pháp trên địa bàn tỉnh
Thứ sáu, 24/10/2014
Thực hiện “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Thực hiện “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

A. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015, Sở Công Thương cùng các đơn vị liên quan đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền về sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015vừa có các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, vừa có những biện pháp quản lý, nhằm nhanh chóng tạo chuyển biến, thực hiện trong toàn xã hội, đi dần từ các bước nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm, chuyển thành nhu cầu và thúc đẩy các hoạt động về áp dụng sản xuất sạch hơn.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp, hướng đến cắt giảm chi phí sản xuất, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

1. Nội dung và mục tiêu nhiệm vụ đã thực hiện:

1.1. Nội dung:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách về sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1.2. Mục tiêu nhiệm vụ đã thực hiện:

a) Mục tiêu chung: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình hành động về sản xuất sạch hơn tại tỉnh Bình Dương nhằm tham gia Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu 1: Tuyên truyền về sản xuất sạch hơn trên đài Phát thanh truyền hình của tỉnh.

- Mục tiêu 2: Viết bài tuyên truyền về các hoạt động sản xuất sạch hơn trên Báo Bình Dương.

- Mục tiêu 3: Thiết kế và in ấn áp phích tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho đối tượng là doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Mục tiêu 4: Tổ chức Tập huấn chuyên ngành về sản xuất sạch hơn cho cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Mục tiêu 5: Tổ chức đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

2. Kết quả thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giai đoạn 2009-2014:

2.1. Khối lượng công việc:

Stt

Công việc thực hiện

Đơn vị tính

Số lượng

Thời gian thực hiện

01

Chương trình tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình của tỉnh

Phóng sự

2

Năm 2013, 2014

02

Xây dựng nội dung để tuyên truyền về sản xuất sạch hơn trên báo Bình Dương

Bài

30

Năm 2011, 2013, 2014

03

Thiết kế và phát hành áp phích tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Tờ

5.000

Năm 2013

04

Tổ chức Tập huấn chuyên ngành về sản xuất sạch hơn, triển khai các văn bản liên quan cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Lớp

6

Năm 2011, 2013, 2014

05

Tổ chức đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

DN

15

Năm 2011, 2013, 2014

06

Tổ chức đánh giá tổng thể sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

DN

02

Năm 2014

07

Thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu, áp dụng phương pháp sản xuất sạch hơn để xây dựng mô hình mẫu sản xuất sạch hơn đặc trưng cho doanh nghiệp chế biến gỗ và may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương”

Đề tài

01

Năm 2014


2.2. Kinh phí:

Tổng số kinh phí trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình: 1.023.600.000 đồng (Trong đó: Vốn Trung ương là 123.000.000 đồng, vốn địa phương là 900.600.000 đồng).

Bằng chữ: (Một tỷ, không trăm hai mươi ba triệu, sáu trăm nghìn đồng).

- Vốn hợp tác quốc tế : 0 đồng.

- Vốn đơn vị tự bỏ ra hoặc doanh nghiệp đóng góp : 0 đồng.

3. Đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn tồn tại:

3.1. Đánh giá kết quả thực hiện:

- Sở Công Thương giao Trung Tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Dương trực tiếp triển khai các nội dung thuộc Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, trên cơ sở pháp lý là Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 15/02/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Kế hoạch sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015.

- Xây dựng các chương trình truyền thông, báo chí và in ấn áp phích, tờ rơi tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Trên cơ sở đó, tham mưu lãnh đạo Sở Công Thương trong việc chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về thực hiện các chương trình về sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Giúp các doanh nghiệp tham gia chương trình đánh giá nhanh, đánh giá tổng thể về sản xuất sạch hơn có hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước.

- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương có điều kiện tìm hiểu thêm một số chương trình về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

- Từ các thông tin tuyên truyền và hỗ trợ về sản xuất sạch hơn, trong đó có việc sử dụng năng lượng hợp lý cho cuộc sống trong cộng đồng, doanh nghiệp, làm cơ sở để địa phương quan tâm tích cực góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng khan hiếm năng lượng như hiện nay.

3.2. Những khó khăn tồn tại:

- Sự hợp tác không toàn vẹn của các cơ quan ban ngành hữu quan khác trong việc chia sẽ thông tin, số liệu.

- Doanh nghiệp sản xuất hầu hết chưa có cán bộ chuyên trách, nên việc quản lý số liệu về tình hình sử dụng năng lượng và sản xuất sạch hơn không chặt chẽ để có thể cung cấp cho cơ quan quản lý.

- Lực lượng nhân sự chuyên môn của Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Dương tuy có được đào tạo, nhưng chủ yếu là các lớp ngắn hạn nên còn hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chuyên sâu về sản xuất sạch hơn, vì đây là nhiệm vụ mới của đơn vị.

4. Các hoạt động lồng ghép: Không

5. Kiến nghị đề xuất:

- Bộ Công Thương cần tăng cường tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức mới về sản xuất sạch hơn để tăng cường năng lực cho các đơn vị tư vấn như Trung tâm, qua đó củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao về lĩnh vực này cho từng địa phương.

- Tổ chức chương trình giới thiệu, tham quan học tập các mô hình hay về sản xuất sạch hơn trong và ngoài nước.

- Tăng cường các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương.

B. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, vận động doanh nghiệp, thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và bảo vệ môi trường.

- Đưa nội dung về lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào nhà trường, từng bước hình thành ý thức về sản xuất sạch - bền vững trong cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên.

- Hỗ trợ đánh giá nhanh, đánh giá tổng thể về sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

- Triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu có đặc tính thân thiện với môi trường.

C. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về tài chính: Phối hợp các nguồn vốn cấp từ ngân sách Trung ương, tỉnh; nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các cá nhân trong và ngoài nước, vốn của các doanh nghiệp tham gia dự án để thực hiện.

a. Nguồn vốn từ ngân sách cấp cho việc xây dựng quy định, hướng dẫn, tăng cường năng lực; điều tra, khảo sát; xây dựng mô hình thí điểm.

b. Nguồn vốn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước: Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sử dụng các trang thiết bị, sản phẩm có hiệu suất cao về năng lượng và thân thiện với môi trường.

c. Nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia: Đầu tư cho các dự án về sản xuất sạch hơn của doanh nghiệp được đề xuất trong quá trình tham gia các đề án của tỉnh, Trung ương. Đóng góp một phần trong việc tổ chức thực hiện các dự án của áp dụng sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp.

2. Giải pháp về đầu tư, đào tạo

Thực hiện việc đầu tư có chọn lọc trong việc tăng cường năng lực cho các tổ chức tư vấn về sản xuất sạch hơn.

Đầu tư cho công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa của việc áp dụng sản xuất sạch hơn.

Đầu tư cho nghiên cứu, sản xuất ứng dụng các sản phẩm mới, vật liệu mới; dự án thí điểm, các mô hình trình diễn để thực hiện mục tiêu áp dụng thành công các mô hình sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường.

3. Giải pháp về hợp tác Quốc tế và trong nước

Tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước trong lĩnh vực đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn và các tổ chức tư vấn.

Tranh thủ nguồn kinh phí, kinh nghiệm chuyên môn, các hỗ trợ kỹ thuật và triển khai chính sách của các chương trình quốc tế về áp dụng sản xuất sạch hơn đang triển khai tại Việt Nam.

Tăng cường hợp tác nghiên cứu trao đổi, chuyển giao công nghệ, phổ biến ứng dụng các sản phẩm mới sử dụng năng lượng tiết kiệm và tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực liên quan.


PHỤ LỤC

Doanh nghiệp tham gia chương Sản xuất sạch hơn tại Bình Dương


Stt

Tên doanh nghiệp

Ngành SX

Nội dung tham gia

Năm

1

Công ty TNHH gỗ KimThành A

Chế biến gỗ

Đánh giá nhanh

2011

[In trang]