[In trang]
Phát triển điện mặt trời: Đáp ứng nhu cầu năng lượng cho thành phố thông minh
Thứ năm, 06/06/2019
Với cơ sở hạ tầng hiện có, cùng việc tỉnh đang thựchiện Đề án xây dựng thành phố thông minh, năng lượng mặt trời sẽ là nguồn nănglượng tối ưu trong điều kiện hiện nay đối với Bình Dương.
Với cơ sở hạ tầng hiện có, cùng việc tỉnh đang thựchiện Đề án xây dựng thành phố thông minh, năng lượng mặt trời sẽ là nguồn nănglượng tối ưu trong điều kiện hiện nay đối với Bình Dương. 
Dự án lắp đặt thửnghiệm pin năng lượng mặt trời tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và phát triển côngnghiệp, Sở Công thương. Ảnh: TIỂU MY
Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổivới ông Nguyễn Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương.
PV: Xin ông cho biết tình hình phát triển năng lượngmặt trời trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng hiện nay?
Ông Nguyễn Văn Dành: Ngày nay, do nhu cầu năng lượngsạch ngày càng nhiều nên công nghệ sản xuất điện mặt trời phát triển nhanhchóng ở một số nước trên thế giới. Tại các nước như Đức, Nhật, Israel, Hoa Kỳ,Úc đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy phát triển các dự án điện mặttrời. Còn tại Việt Nam cũng đã xác định sự phát triển của điện mặt trời sẽ đápứng một phần nguồn năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước, phù hợp với xu thế phát triển bền vững của thế giới.
PV: Thưa ông, những điều kiện thuận lợi, những đòi hỏicấp bách nào để chúng ta đẩy mạnh phát triển loại năng lượng này?
Ông Nguyễn Văn Dành: Về mặt địa lý, Việt Nam có tiềmnăng lớn về năng lượng mặt trời và gió, vì thế điện mặt trời cùng với điện gióđang được nước ta khuyến khích phát triển, thể hiện cụ thể là Quyết định số2068/QĐ-TTg ngày 25-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược pháttriển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảođảm phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt cácnhiệt điện đốt hóa thạch (than đá). Tại nước ta, tuy chỉ bắt đầu xây dựng nhàmáy điện mặt trời từ năm 2015 nhưng theo số liệu thống kê, đến giữa năm 2019 cảnước đã có vài trăm dự án có công suất lắp máy từ 20 - 250 MW đã hoặc sắp hoàn thành.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang phát triểnnhanh và có tốc độ phát triển phụ tải điện rất cao so với các nước trong khuvực. Theo Quy hoạch điện VII (Tổng sơ đồ VII), từ năm 2011 đến năm 2030 tổngsản lượng điện của nước ta sẽ tăng từ 4 - 7 lần so với mức cơ sở. Dự báo đếnnăm 2023, hệ thống điện trong cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12 tỷ kWh, chiếm 5%so với nhu cầu của cả nước (gần bằng lượng điện tỉnh Bình Dương tiêu thụ trong1 năm). Chính vì vậy, để bảo đảm nguồn cung cấp điện, một trong những giải phápđược Chính phủ đặt ra là phát triển điện mặt trời đạt 1 GWp vào năm 2020, hướngtới mở rộng việc ứng dụng năng lượng tái tạo, với mục tiêu đạt 6% tổng lượngđiện sản xuất vào năm 2030.
PV: Tại Bình Dương, phát triển nguồn năng lượng này sẽcó ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Dành: Việc cung ứng năng lượng đápứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đang và sẽ phải đối mặt vớinhiều vấn đề, thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóathạch nội địa, giá dầu biến động và các tác động của biến đổi khí hậu đến anninh, an toàn trong cung ứng năng lượng… Do vậy, từng bước đa dạng hóa nguồncung năng lượng, nguồn điện dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo mà Việt Nam cótiềm năng, nhất là các nguồn sinh khối, gió, năng lượng mặt trời… được coi làmột trong những giải pháp phát triển bền vững.
Năng lượng mặt trời cũng có tiềm năng lớn trong khuvực đô thị. Tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà có thể được tối ưu hóa bằngcách tích hợp sự sản sinh năng lượng mặt trời tại chỗ với những công nghệ tiếtkiệm năng lượng, ví dụ như điều khiển thông minh quản lý hệ thống làm mát vàánh sáng. Với cơ sở hạ tầng hiện có cùng tiến trình xây dựng thành phố thôngminh đang diễn ra, năng lượng mặt trời sẽ là nguồn năng lượng tối ưu trong điềukiện hiện nay nếu đánh giá về mức độ ô nhiễm, tiện ích và bền vững tại BìnhDương.
PV: Vậy khi phát triển nguồn năng lượng này, BìnhDương sẽ có những thuận lợi và khó khăn nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Dành: Theo đánh giá của các chuyêngia, Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng năng lượng mặt trời đượcđánh giá là tốt trong cả nước. Số giờ nắng trung bình trong năm trên địa bàntỉnh từ 2.200 - 2.800 giờ, với lượng bức xạ mặt trời trung bình năm vào khoảng4,5 kWh/m2/ngày.
Hiện nay, Sở Công thương đã thử nghiệm trên hai dự án,một tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và phát triển công nghiệp thuộc sở, một tạigia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nhương, ở ấp Long Hưng, xã Long Nguyên,huyện Bàu Bàng… Kết quả đánh giá 2 dự án này cho thấy, điện mặt trời áp mái vớiquy mô nhỏ, thích hợp để khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư kinhdoanh với vốn không lớn, đạt mục tiêu xã hội hóa huy động các nguồn vốn. Bêncạnh đó, các dự án này không tốn diện tích đất; giúp tăng cường chống nóng hiệuquả cho các công trình. Các dự án có quy mô nhỏ, lắp đặt phân tán nên được đấunối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu, không cần đầu tư thêm hệ thốnglưới điện truyền tải. Nếu những dự án này được lắp đặt nhiều ở các mái nhàtrong thành phố, khu công nghiệp sẽ có tác dụng làm giảm quá tải lưới điệntruyền tải từ các nguồn điện truyền thống, thường đặt ở xa các trung tâm cóđông dân cư sinh sống.
Vấn đề khó khăn nhất theo các chuyên gia chính là vậnhành an toàn và hiệu quả hệ thống điện khi công suất điện mặt trời lớn. Cácchuyên gia cho biết, điện mặt trời lên/xuống gần như tức thời, nhưng điện sảnxuất ra là phải tiêu thụ ngay. Vì tính chất điện mặt trời như vậy nên rất khókhăn cho việc vận hành hệ thống. Bên cạnh đó, ngoài thiết bị chuyển đổi, muốnđấu lưới cho điện mặt trời cũng cần nhiều thiết bị khác để tăng hiệu thế, bảođảm sự ổn định… Chính vì vậy, muốn phát triển điện mặt trời các địa phương phảiđầu tư hạ tầng kỹ thuật tương thích. Trong thực tế, các tấm pin, lưới nănglượng mặt trời cần diện tích rất rộng. Điều này đang gây ra những khó khănkhông nhỏ trong việc phát triển hệ thống điện mặt trời quy mô lớn.
PV: Xin ông cho biết, trong thời gian tới Bình Dươngsẽ có những chính sách nào để thu hút nhà đầu tư vào phát triển năng lượng mặttrời tại địa phương?
Ông Nguyễn Văn Dành: Cùng với sự khuyến khích củaChính phủ, sự năng động của lãnh đạo tỉnh, Bình Dương đang khuyến khích các nhàđầu tư có thực lực đến phát triển năng lượng mặt trời trên cơ cơ sở bảo đảm lợiích kinh tế và giữ vững an ninh, an toàn tại địa phương. Vừa qua, Tập đoànSembcorp (Singapore) cũng đánh giá cao về khả năng phát triển nguồn năng lượngnày tại Bình Dương.
Về chính sách, ngày 11-3-2019, Bộ Công thương đã banhành Thông tư 05/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu ápdụng cho các dự án điện mặt trời. Theo đó, Thông tư bổ sung nội dung Hợp đồngmua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà. Cụ thể, hợp đồng gồm7 điều, quy định về điện năng mua bán; giá mua điện năng; việc xác nhận chỉ sốcông tơ, điện năng phát lưới, lập hóa đơn; quyền và nghĩa vụ của các bên; thờihạn hợp đồng… Thông tư có hiệu lực từ ngày 25-4-2019.
Tại hội thảo “Điện năng lượng mặt trời lắp mái nhà -Giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả năm 2019” vừa qua đã cung cấp chocác doanh nghiệp những thông tin hữu ích nhằm thúc đẩy phát triển các dự ánđiện mặt trời như: Giới thiệu các chính sách liên quan; hướng dẫn thủ tục đấunối lưới điện; cơ chế mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời; chia sẻ kinhnghiệm từ các dự án thực tế...
Ngoài các vấn đề kỹ thuật, yếu tố giá điện mặt trờicũng đang tạo ra rào cản cho các nhà đầu tư. Bởi vậy, tôi rất mong muốn Chínhphủ tiếp tục có những cơ chế về giá để hấp dẫn, khuyến khích các doanh nghiệptham gia vào các dự án điện mặt trời.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Bình Dương