Khuyến công Đồng Tháp: Hỗ trợ doanh nghiệp, làng nghề phát triển
Thứ tư, 02/03/2016
Hoạt động khuyến công (KC) của tỉnh nhà trong những năm qua ngày càng đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động khuyến công (KC) của tỉnh nhà trong những năm qua ngày càng đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Tào Tấn Tài - Phó Giám đốc Trung tâm KC và Tư vấn Phát triển công nghiệp (KC&TVPTCN), những năm qua, công tác hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất từ nguồn kinh phí KC Quốc gia và địa phương trở nên sâu sát và mang lại hiệu quả thiết thực cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí sử dụng từ nguồn kinh phí KC địa phương cho công tác KC là 6,472 tỷ đồng. Trong đó, chương trình đào tạo, truyền và phát triển nghề góp phần đào tạo, củng cố và phát triển làng nghể tiểu thủ công nghiệp ngày càng thiết thực, có chiều sâu, dần chuyển đổi từ thủ công sang máy móc đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần giữ gìn và phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các làng nghề truyền thống.
Từ chương trình nâng cao năng lực quản lý, Trung tâm đã tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự DN, nâng cao năng lực DN. Song song đó, Trung tâm còn tổ chức các chương trình hội thảo, tham quan hội chợ, khảo sát, học tập kinh nghiệm cho các cơ sở, DN trong tỉnh.
Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật là hoạt động nổi bật nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều DN tại địa phương. Trong 5 năm qua, tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ cho các cơ sở, DN thụ hưởng từ chương trình này là trên 4,3 tỷ đồng (gồm nguồn kinh phí KC địa phương và kinh phí KC quốc gia). Trong đó, nguồn kinh phí KC địa phương đã hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ máy móc, thiết bị, ứng dụng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất cơ khí; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho làng nghề sản xuất bột...
Chủ cơ sở Út Máy Cày (phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh) - Ông Huỳnh Văn Út chia sẻ: “Các chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm, hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị do Trung tâm KC&TVPTCN tỉnh tổ chức thực sự giúp ích cho cơ sở chúng tôi rất nhiều. Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm công tác KC đã tạo điều kiện cho cơ sở tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị là nguồn động viên lớn cho cơ sở tiếp tục hoàn thiện và phát triển”. Cũng từ chương trình này, nguồn kinh phí KC Quốc gia đã hỗ trợ 10 đề án về: xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới; trình diễn kỹ thuật sản xuất máy gặt đập liên hợp...
Ghi dấu ấn rõ nét trong hoạt động KC 5 năm qua còn phải kể đến chương trình Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB). Chương trình cho thấy được sự nỗ lực không ngừng của các DN địa phương trong việc tìm kiếm thị trường, đối tác để giới thiệu hình ảnh đặc trưng của tỉnh nhà. Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh có 14 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh, 7 sản phẩm cấp khu vực và 2 sản phẩm vinh dự được công nhận sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia.
Bà Đỗ Thị Minh Trâm - Phó Cục Trưởng Cục Công nghiệp địa phương đánh giá cao những hiệu quả từ hoạt động KC của tỉnh trong thời gian qua. Theo nhận xét của bà Minh Trâm, hoạt động KC của tỉnh nhà đã giúp các DN trong tỉnh quan tâm, nhạy bén hơn về thị trường, tìm hiểu và vận dụng các chính sách khuyến khích ưu đãi từ chương trình hỗ trợ cho danh nghiệp trong hoạt động KC.
Bà Đỗ Minh Trâm cũng đề nghị, trong thời gian tới, Trung tâm KC&TVPTCN Đồng Tháp nên chú trọng hơn trong việc phổ biến kiến thức về hội nhập cho DN. Đối với những chương trình hỗ trợ đầu tư máy móc, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, sau khi hỗ trợ DN, Trung tâm cần theo sát chương trình, các hoạt động hỗ trợ để đảm bảo chương trình thật sự hiệu quả.
Ông Mai Văn Đối - Giám đốc Trung tâm KC&TVTCN cho biết: “Giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động KC sẽ xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án KC có trọng tâm, trọng điểm; tập trung khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tăng cường liên kết hợp tác giữa các DN trong và ngoài tỉnh...”.
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí sử dụng từ nguồn kinh phí KC địa phương cho công tác KC là 6,472 tỷ đồng. Trong đó, chương trình đào tạo, truyền và phát triển nghề góp phần đào tạo, củng cố và phát triển làng nghể tiểu thủ công nghiệp ngày càng thiết thực, có chiều sâu, dần chuyển đổi từ thủ công sang máy móc đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần giữ gìn và phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các làng nghề truyền thống.
Từ chương trình nâng cao năng lực quản lý, Trung tâm đã tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự DN, nâng cao năng lực DN. Song song đó, Trung tâm còn tổ chức các chương trình hội thảo, tham quan hội chợ, khảo sát, học tập kinh nghiệm cho các cơ sở, DN trong tỉnh.
Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật là hoạt động nổi bật nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều DN tại địa phương. Trong 5 năm qua, tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ cho các cơ sở, DN thụ hưởng từ chương trình này là trên 4,3 tỷ đồng (gồm nguồn kinh phí KC địa phương và kinh phí KC quốc gia). Trong đó, nguồn kinh phí KC địa phương đã hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ máy móc, thiết bị, ứng dụng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất cơ khí; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho làng nghề sản xuất bột...
Chủ cơ sở Út Máy Cày (phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh) - Ông Huỳnh Văn Út chia sẻ: “Các chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm, hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị do Trung tâm KC&TVPTCN tỉnh tổ chức thực sự giúp ích cho cơ sở chúng tôi rất nhiều. Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ làm công tác KC đã tạo điều kiện cho cơ sở tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị là nguồn động viên lớn cho cơ sở tiếp tục hoàn thiện và phát triển”. Cũng từ chương trình này, nguồn kinh phí KC Quốc gia đã hỗ trợ 10 đề án về: xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới; trình diễn kỹ thuật sản xuất máy gặt đập liên hợp...
Ghi dấu ấn rõ nét trong hoạt động KC 5 năm qua còn phải kể đến chương trình Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB). Chương trình cho thấy được sự nỗ lực không ngừng của các DN địa phương trong việc tìm kiếm thị trường, đối tác để giới thiệu hình ảnh đặc trưng của tỉnh nhà. Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh có 14 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh, 7 sản phẩm cấp khu vực và 2 sản phẩm vinh dự được công nhận sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia.
Bà Đỗ Thị Minh Trâm - Phó Cục Trưởng Cục Công nghiệp địa phương đánh giá cao những hiệu quả từ hoạt động KC của tỉnh trong thời gian qua. Theo nhận xét của bà Minh Trâm, hoạt động KC của tỉnh nhà đã giúp các DN trong tỉnh quan tâm, nhạy bén hơn về thị trường, tìm hiểu và vận dụng các chính sách khuyến khích ưu đãi từ chương trình hỗ trợ cho danh nghiệp trong hoạt động KC.
Bà Đỗ Minh Trâm cũng đề nghị, trong thời gian tới, Trung tâm KC&TVPTCN Đồng Tháp nên chú trọng hơn trong việc phổ biến kiến thức về hội nhập cho DN. Đối với những chương trình hỗ trợ đầu tư máy móc, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, sau khi hỗ trợ DN, Trung tâm cần theo sát chương trình, các hoạt động hỗ trợ để đảm bảo chương trình thật sự hiệu quả.
Ông Mai Văn Đối - Giám đốc Trung tâm KC&TVTCN cho biết: “Giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động KC sẽ xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án KC có trọng tâm, trọng điểm; tập trung khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiềm năng và thế mạnh của địa phương, tăng cường liên kết hợp tác giữa các DN trong và ngoài tỉnh...”.